Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Lợi ích kép từ chính sách hỗ trợ điện mặt trời ở Đồng Tháp

PV - 10:28, 24/04/2019

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài ở Đồng Tháp, khiến người dân thiếu điện một cách trầm trọng. Trước tình trạng đó, cơ quan chức năng đã áp dụng Chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân đầu tư hệ thống điện mặt trời. Chính sách này vừa giúp người dân tận dụng nguồn năng lượng mặt trời vừa tạo ra nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Cơ sở homestay Ngôi nhà hoa ếch được hỗ trợ lắp hệ thống điện mặt trời. Cơ sở homestay Ngôi nhà hoa ếch được hỗ trợ lắp hệ thống điện mặt trời.

Ông Nguyễn Văn Nương-chủ cơ sở sản xuất bột Tư Nương ở khóm 2, phường 2, TP. Sa Đéc cho biết, cuối năm 2018 ông đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà với tổng kinh phí 154 triệu đồng với tổng số 18 tấm pin, mỗi tấm có diện tích 1,5m2, trong đó, kinh phí hỗ trợ là 40 triệu đồng. Qua thời gian đưa vào sử dụng đã giúp cơ sở của ông tiết kiệm một khoản chi phí tiền điện khá lớn.

Ông Nương phấn khởi nói: “Từ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời tôi thấy rất hiệu quả, mỗi tháng tiết kiệm được trên 1 triệu đồng, đặc biệt là tháng 2 với tháng 3 vừa rồi là tiết kiệm mỗi tháng 1,5 triệu bởi càng nắng thì tiết kiệm được càng nhiều. Bên cạnh đó, điện từ mặt trời xen vào những giờ cao điểm nên giảm chi phí trong sản xuất”.

Cũng theo ông Nương, ngoài tiết kiệm điện hằng tháng, đến nay hệ thống pin năng lượng mặt trời nhà ông còn hòa vào mạng lưới điện công cộng với số dư hơn 2.000kWh.

Tương tự, cơ sở homestay Ngôi nhà hoa ếch của anh Trần Thanh Hùng ở phường Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc cũng đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời. Ngoài việc giúp cơ sở của anh tiết kiệm được 1/3 chi phí tiền điện hằng tháng thì nguồn năng lượng xanh từ điện mặt trời được sử dụng cũng được khách du lịch nhất là khách quốc tế đánh giá cao.

Anh Hùng cho biết: “Khi mình sử dụng có dư thì điện đó sẽ hòa vào lưới điện, ngành điện lực sẽ ghi nhận sản lượng điện hòa lưới, sau này họ sẽ thanh toán lại cho mình”.

Theo thống kê của Sở Công Thương Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh đã có hơn 60 cơ sở sản xuất và hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư với tổng công suất trên 1.870Kwp. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần đường xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình từ 4,5-5,5 kWh/m2/ngày. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cường độ bức xạ năng lượng mặt trời dao động từ 4,5-5kWh/m2/ngày, số giờ nắng trong năm khá cao, đạt từ 2.200-2.500 giờ/năm. Do đó việc khai thác nguồn năng lượng điện mặt trời được đánh giá là có nhiều tiềm năng và việc ngày càng có nhiều hộ dân tích cực hưởng ứng. Điều này được kỳ vọng là tiền đề để Đồng Tháp đẩy mạnh khai thác nguồn năng lượng mặt trời trong thời gian tới, từ đó từng bước tạo thêm nguồn năng lượng sạch góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.