Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học an toàn trong mùa dịch tại Thái Nguyên

Nghĩa Hiệp - 16:40, 01/07/2021

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, mỗi địa phương đều có những phương án riêng để giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19. Tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn hình thức “lớp học an toàn” để giúp các em học sinh củng cố vững vàng, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mỗi lớp học ôn tập được các trường bố trí không quá 20 học sinh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
Mỗi lớp học ôn tập được các trường bố trí không quá 20 học sinh, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch

Cho đến nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, các bậc phụ huynh cần tiếp tục quan tâm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt quá trình đến trường và khi trở về nhà.

Nhằm bảo đảm việc ôn tập hiệu quả, an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho học sinh lớp 12 trước Kỳ thi THPT Quốc gia, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng mô hình lớp học an toàn, gắn trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh học sinh trong tuần ôn thi cuối. 

Theo đó, kể từ sáng ngày 24/6, các em học sinh lớp 12 tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã được trở lại trường học để ôn luyện. Với hình thức chia tách lớp học không quá 20 học sinh/lớp, giáo viên, học sinh đến trường đều phải khai báo y tế qua Bluezone vào 7h sáng hàng ngày, thực hiện đo thân nhiệt và sát khuẩn tay, sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình học tập và di chuyển.

Cô giáo Hoàng Vân Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Nhai, huyện Võ Nhai cho biết: “Hiện, khối 12 của trường có 216 em học sinh, được chia thành 12 lớp để ôn theo nhóm, khối thi. Đối với những học sinh ở xa, nhà trường bố trí cho các em ở lại nhà công vụ, hạn chế di chuyển, bảo đảm an toàn cho chính các em cũng như các bạn khác”.

Nội dung ôn tập được ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên thống nhất theo từng khối thi, bảo đảm tính phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như năng lực của các em học sinh. Chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện làm bài tập, giúp học sinh trang bị tốt kỹ năng giải bài theo các dạng đề thi.

Tận dụng quỹ thời gian hiếm hoi, các thầy cô đã làm việc cả sáng lẫn chiều để củng cố kiến thức cho các em học sinh
Tận dụng quỹ thời gian hiếm hoi, các thầy cô đã làm việc cả sáng lẫn chiều để củng cố kiến thức cho các em học sinh

Em Nông Văn Sơn, dân tộc Nùng cho biết: “Khi quay trở lại lớp ôn luyện, em cảm thấy tự tin hơn việc học Online tại nhà. Bởi lên lớp học tập trung cao hơn, không khí học tập quen thuộc, có sự trao đổi trực tiếp giữa thầy với trò, giữa các bạn trong lớp với nhau. Chúng em sẽ kết thúc ôn luyện vào ngày 3/7, đây cũng là tuần cuối cùng, là khoảng thời gian quý giá để chúng em được củng cố kiến thức trước kỳ thi quan trọng sắp tới”.

Việc chia nhỏ lớp học, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch cũng khiến các thầy, cô giáo phải tăng gấp đôi giờ dạy. Cô giáo Trần Thị Hường, giáo viên môn Tiếng Anh cho biết: “Mỗi giáo viên phải dạy cả sáng, cả chiều để giúp các em học sinh được ôn tập đầy đủ kiến thức. Đôi khi chúng tôi còn dạy thêm cả buổi tối để bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em học sinh còn yếu. Ai cũng hiểu thời gian không còn nhiều và rất quý đối với mỗi học sinh”.

Môi trường học tập sôi nổi cũng đang diễn ra ở Trường THPT Định Hoá, huyện Định Hoá. Tại đây, giáo viên tập trung vào ôn tập cho học sinh theo đề, hướng dẫn cách giải đề thi và các kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Lịch học cũng được các thầy cô giáo phân chia thành 2 ca sáng, chiều để tận dụng tối đa quỹ thời gian cho các em học sinh.

Cô giáo Nông Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Định Hoá cho biết: “Để kỳ thi năm nay đạt chất lượng tốt và an toàn, Nhà trường và cha mẹ học sinh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý học sinh. Các em học sinh được phụ huynh đưa đến tận trường và đón khi ra về, bảo đảm không ra khỏi nơi cư trú và được theo dõi sức khoẻ thường xuyên”.

Kỳ thi tốt nghiệp TPHT năm 2021, tỉnh Thái Nguyên có khoảng 15.000 thi sinh đăng ký dự thi. Với tinh thần quyết tâm của cả thầy và trò, hy vọng rằng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay của tỉnh Thái Nguyên sẽ đạt kết quả cao. 

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.