Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lựa chọn sách giáo khoa - Chuyện chưa bao giờ cũ

Thuý Hồng - 19:15, 09/05/2022

Chủ trương “Một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, được thực hiện theo Chương trình giáo dục 2018, bắt đầu áp dụng triển khai từ năm học 2020 - 2021. Việc lựa chọn sách giáo khoa là vấn đề không mới, tuy nhiên để lựa chọn được một bộ sách phù hợp với năng lực giảng dạy, cũng như cơ sở vật chất, tài chính của từng địa phương vẫn là chuyện đáng bàn.

Việc lựa chọn sách giáo khoa là vấn đề không mới, tuy nhiên để lựa chọn được một bộ sách phù hợp với năng lực giảng dạy cũng như cơ sở vật chất, tài chính của từng địa phương vẫn là chuyện đáng bàn
Việc lựa chọn sách giáo khoa là vấn đề không mới, tuy nhiên để lựa chọn được một bộ sách phù hợp với năng lực giảng dạy cũng như cơ sở vật chất, tài chính của từng địa phương vẫn là chuyện đáng bàn

Năm học 2022 - 2023, chương trình mới được áp dụng cùng lúc ở cả 3 khối (lớp 3, 7 và 10). Theo Quyết định 438/QĐ-BGDĐT, Quyết định 441/QĐ-BGDĐT và Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022, phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 3, gồm 43 sách giáo khoa của 11 môn học và hoạt động giáo dục; lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục; lớp 10 gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có những môn học có rất nhiều bộ sách để lựa chọn, như: Ở lớp 7 có 9 sách tiếng Anh, có 3 sách Ngữ Văn, 3 sách Toán….

Chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa được đánh giá là xu hướng tiến bộ của giáo dục thế giới, phát huy trí tuệ và tài lực, vật lực của xã hội đóng góp cho giáo dục mà Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xây dựng.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng: "Một chương trình, nhiều sách giáo khoa” được xem là một chủ trương tiến bộ có lợi cho kinh phí Nhà nước lẫn người học. Có nhiều bộ sách, sẽ giúp cho nhà trường có thêm nhiều cơ hội lựa chọn được bộ sách có chất lượng nhất, giúp học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt hơn.

Áp dụng “Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” chắc chắn chất lượng sách sẽ được nâng lên. Bởi vì, muốn bộ sách nhận được nhiều lựa chọn, thì người biên tập, nhà sản xuất phải có sự đầu tư kỹ lưỡng. Nhưng nếu không thực hiện tốt, cũng sẽ là kẽ hở cho tiêu cực leo lỏi vào, điển hình như việc một vài năm lại chọn sách và thay đổi một bộ sách như hiện nay.

Nhìn từ thực tế, mặc dù các địa phương đã có kinh nghiệm lựa chọn sách giáo khoa cho các lớp 1, 2 và 6, nhưng đến nay, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10 vẫn còn những rào cản, thách thức từ lựa chọn sách giáo khoa, số lượng và chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất đến tài chính… đặc biệt là đối với những địa phương là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Dư luận lo lắng, nhiều sách giáo khoa có dẫn tới loạn sách, loạn kiến thức và loạn cả thi
Dư luận lo lắng, nhiều sách giáo khoa có dẫn tới loạn sách, loạn kiến thức và loạn cả thi

Thầy giáo Bùi Văn Thủy, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường DTBT TH và THCS Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: Trong năm học 2022 - 2023, Nhà trường chọn bộ sách Kết nối tri thức cho khối 3 và khối 7. Chương trình giảng dạy theo sách giáo khoa mới, dù có giảm tải so với trước đây, nhưng vẫn còn nặng so với năng lực thực tế của học sinh DTTS. Đặc biệt sách giáo khoa mới ở vùng cao khá khan hiếm, giá cả cao so với đời sống của người dân.

“Đối với địa phương miền núi, việc vận động học sinh đến trường đã khó, còn thêm cả gánh nặng sách giáo khoa, cũng sẽ là áp lực lớn đối với phụ huynh học sinh”, thầy Thủy chia sẻ.

Thực tế trước khi thông qua chủ trương “Một chương trình, nhiều sách giáo khoa” được đưa ra lấy ý kiến trước Quốc hội (năm 2019), thì đã có nhiều tranh luận, quan điểm trái ngược liên quan đến nội dung này. Nhiều đại biểu cho rằng, không nên có nhiều bộ sách giáo khoa. Việc có nhiều bộ sách giáo khoa, sẽ gây ra những khó khăn, phức tạp tốn kém cho phụ huynh và lãng phí nguồn lực xã hội. Bởi vì, hàng năm, các trường lại phải tổ chức lựa chọn sách giáo khoa để đưa vào giảng dạy và thường xuyên thay đổi theo ý chí chủ quan của nhà trường, địa phương.

Chủ trương “Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” áp dụng trong tình hình hiện nay là phù hợp. Nhưng, nên chăng chỉ từ 3 - 4 bộ sách giáo khoa được trình bày theo các cách khác nhau, dựa theo chương trình chuẩn là đủ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng loạn sách.

Có nhiều câu hỏi đang được dư luận quan tâm, nhiều sách giáo khoa có dẫn tới loạn sách, loạn kiến thức và loạn cả thi? Có hay không sự lãng phí khi nhiều bộ sách giáo khoa được biên soạn, nhưng cuối cùng, lại không được hoặc được rất ít các trường lựa chọn?… Chưa kể đến vì chạy theo lợi nhuận, tiến độ mà nhiều bộ sách giáo khoa đầy "sạn" gây dư luận bức xúc, các cơ quan chức năng phải vào cuộc chấn chỉnh, xử lý vừa qua.

Để tránh tình trạng loạn sách dẫn tới loạn thi, rất cần có thêm những quy định mỗi bộ sách được chọn, phải có thời gian lưu hành ít nhất là bao nhiêu năm. Có như thế, mới hạn chế được phần nào việc sách giáo khoa cứ luôn thay đổi xoành xoạch như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.