Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 sử dụng từ năm học tới

NA (T/h) - 12:34, 13/02/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hai quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục.Trong đó, có 3 sách Ngữ Văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lý; 2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mỹ thuật và 2 sách Tin học.

Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 2 sách Ngữ văn; 2 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 8 sách Giáo dục thể chất; 2 sách Lịch sử, 2 sách Địa lý; 2 sách Giáo dục kinh tế và pháp luật; 2 sách Vật lí; 2 sách Hóa học; 2 sách Sinh học và 2 sách Âm nhạc; 2 sách Tin học; 1 sách Mỹ thuật (gồm nhiều chuyên đề); 4 sách Công nghệ và 2 sách Hoạt động trải nghiệm.

Sau khi có danh mục sách giáo khoa mới phê duyệt, các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các nhà trường. Sau khi có kết quả chọn sách, các nhà xuất bản phối hợp với các tỉnh, thành phố để tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa, cung ứng sách kịp thời cho các nhà trường trước năm học mới.

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; đồng thời biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 cũng như sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với cấp Trung học Phổ thông. Do vậy, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp nhưng các địa phương vẫn đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, tăng cường tập huấn giáo viên để việc triển khai chương trình, sách giáo khoa diễn ra thuận lợi trong năm học mới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.