Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thể thao - Giải trí

Lựa chọn trang phục dân tộc trong cuộc thi nhan sắc: Cần đáp ứng các giá trị văn hóa, thẩm mỹ

PV - 11:27, 30/06/2022

Trang phục dân tộc được trình diễn trong các cuộc thi sắc đẹp là nội dung luôn tạo nhiều sức hút trong khuôn khổ lựa chọn người đẹp đại diện từ các quốc gia dự thi Miss Universe. Kể từ năm 2016, Việt Nam cũng đã đề cử và chọn lựa được nhiều bộ trang phục độc đáo để đại diện cho dân tộc trong phần thi National Costume (trang phục dân tộc).

Tác phẩm Chiếu Cà Mau trên sân khấu Miss Universe Vietnam 2022
Tác phẩm Chiếu Cà Mau trên sân khấu Miss Universe Vietnam 2022

Thời điểm đó, trang phục Nàng Mây của nhà thiết kế (NTK) Tín Thái cho Hoa hậu Lệ Hằng ở đấu trường Miss Universe tại Phillipine năm 2016 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả Việt Nam và quốc tế. Tại các fanpage, lượt like, share, comment cho tác phẩm Nàng Mây tăng chóng mặt chỉ trong vài giờ sau trình diễn trang phục. Tiếp nối thành công trong việc xây dựng hình ảnh trang phục dân tộc thông qua các chất liệu đến từ văn hóa dân tộc, với các sáng tạo độc đáo, phù hợp thuần phong mỹ tục và mang nét đẹp văn hóa Việt Nam đến thế giới, các mùa sau ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ đầu tư chất xám, công sức, và không ít tiền bạc trong việc hiện thực hóa mẫu thiết kế tạo điểm nhấn cho quốc gia.

Năm 2022, việc tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc với hình thức hoàn toàn mới, thay vì nhận bài riêng lẻ và dự thi tự phát từ thí sinh, Ban tổ chức liên kết với các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Thiết kế thời trang trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để phát động cuộc thi. Không có sự tuyển chọn trong khắp cả nước như trước đây, nhưng không phải vì thế mà sức nóng của cuộc thi bị thu hẹp lại. Lần đầu tiên, top 41 thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã khoác lên mình các sản phẩm thật chính là tác phẩm của các bạn sinh viên để trình diễn và chọn ra mẫu thiết kế phù hợp nhất cho thí sinh đạt giải hoa hậu năm nay mang ra đấu trường quốc tế thi Miss Universe 2022. 

Với chủ đề “Vina Woman - Bản lĩnh Việt Nam”, cuộc thi Miss Universe 2022 hướng đến các cô gái mang vẻ đẹp tự tin, hiện đại, bản lĩnh, vượt qua những giới hạn bản thân, tôn vinh những giá trị chân thiện mỹ. Tiêu chí lựa chọn các trang phục vào top 41, top 10, hoặc giải nhất cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về nét đẹp văn hóa Việt Nam, có thể lấy nguồn cảm hứng từ kiến trúc, ẩm thực, thiên nhiên, các loại hình văn hóa âm nhạc, làng nghề thủ công… mà mang tinh thần văn hóa dân tộc, có thể quảng bá văn hóa, du lịch đến bạn bè quốc tế mà phải phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên ngoài tiêu chí quan trọng đó, các tác phẩm phải có nét độc đáo và sáng tạo riêng, phải đạt hiệu ứng sân khấu, tạo cuốn hút, phù hợp di chuyển và thuận tiện khi trình diễn…

Chiến thần lạc Việt cuả NTK Lương Đức Minh
Chiến thần lạc Việt cuả NTK Lương Đức Minh

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi và phản biện về các tiêu chí này trong kết quả lựa chọn cuối cùng của các tác phẩm chọn ra top 10 và mẫu thiết kế đạt giải cao nhất. Vì có vẻ đáp ứng tiêu chí theo số đông khán giả nhận định thì Chiến thần lạc Việt của NTK Lương Đức Minh là tác phẩm phù hợp chủ đề và tiêu chí “Vinam Woman - Bản lĩnh Việt Nam” và nên là tác phẩm được chọn mang ra đấu trường quốc tế. Hay tác phẩm Linh Sơn của NTK Tô Phương Thủy và Nguyễn Dương Hồng Ngọc cũng mô tả được sự thay da đổi thịt của một quốc gia, dân tộc trong con đường tiến lên hùng mạnh, phát triển của đất nước với các thiết kế và màu sắc hài hòa, mãn nhãn thì không có tên trong top 10.

Liệu rằng có nên xem lại tính yếu tố thẩm mỹ cũng như sự bám sát tiêu chí mà Ban tổ chức đề ra từ ban đầu để làm kim chỉ nam cho quá trình chọn lọc mẫu trang phục phù hợp hay không?, hay chỉ là chọn lựa ra các mẫu mang tính giải trí như việc chọn lựa ngành nghề/làng nghề không phổ quát, không thể làm đại diện cho dân tộc Việt (như nghề làm “nail” để nhiều cộng đồng Việt tại hải ngoại, nghề ve chai đầy cực nhọc và khó khăn, nghề làm chiếu, bánh tráng trộn… chưa phải là nghề tiêu biểu của người Việt) cũng được hiện thực hóa để hướng tới giới thiệu cho cộng đồng quốc tế. Đáng suy nghĩ khi nhiều dấu chấm hỏi đặt ra cho tác phẩm bánh tráng trộn giống một cuộc thi hóa trang khi bê nguyên xe bánh tráng trộn với đầy đủ các bình lọ đựng thực phẩm tạo vui cho khán giả trong khi về phần trang phục lại nghèo nàn, thiếu sáng tạo và không mang yếu tố thời trang lại trở thành tác phẩm lọt vào top 10.

Việc lựa chọn các trang phục đáp ứng các tiêu chí là cảm hứng từ các giá trị thuộc về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể để thiết kế nên bộ trang phục dân tộc, thì nên chăng hội đồng giám khảo cũng cần phải là những NTK có chuyên môn, óc thẩm mỹ, hoặc phải là chuyên gia nghiên cứu về văn hóa dân tộc, từ đó sẽ có góc hình về một dân tộc Việt thịnh vượng và đẳng cấp, bộ trang phục được chọn từ Ban tổ chức mang đi đấu ở quốc tế sẽ phù hợp với kì vọng của cộng đồng, không bị tranh cãi, không vướng những bình luận tiêu cực mang yếu tố tâm linh như khi việc cuốn chiếu, đắp chiếu trên người thì không dành cho người sống… Hơn thế nữa, theo tiêu chí và tên gọi cuộc thi thì yếu tố bản lĩnh của người Việt Nam (Vina Woman) cũng chưa đạt.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.