Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Lừa đảo bán thực phẩm chức năng tràn về nông thôn

PV - 09:45, 09/09/2019

Thời gian vừa qua, ở vùng nông thôn, miền núi nở rộ các hoạt động lừa đảo bán hàng thực phẩm chức năng, hàng hóa thông qua các hội thảo, bán sản phẩm khuyến mãi… Mặc dù, vấn đề này đã được cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn sập bẫy.

Ngồi nhìn những món hàng mà mình đã trót mua của công ty chuyên tổ chức hội thảo để bán hàng ở nông thôn, bà Phan Thu Nga ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bức xúc: Qua 3 ngày tham dự hội thảo, người ta giới thiệu rất nhiều các sản phẩm như: Thảo dược an thần; bảo vệ sức khỏe gan; chống đột quỵ… Họ quảng cáo là sản phẩm rất tốt nên giá cao, tất cả các mặt hàng đều kèm tặng sản phẩm khuyến mãi. Bùi tai tôi mua vài ba sản phẩm nhưng khi dùng được khoảng nửa tháng, thì tôi phát hiện các viên thuốc nang trong lọ ẩm mốc và đổi màu. Tôi gọi đến số điện thoại mà trong lúc bán hàng họ công bố nhưng không liên lạc được. Tôi biết mình đã bị lừa, tốn kém gần chục triệu đồng mà toàn mua phải thuốc rởm, giờ phải bỏ đi.

Nhiều người dân tiền mất tật mang do mua phải thực phẩm chức năng kém chất lượng. (Ảnh mang tính chất M.H) Nhiều người dân tiền mất tật mang do mua phải thực phẩm chức năng kém chất lượng. (Ảnh mang tính chất M.H)

Một trường hợp khác cũng bị “mắc bẫy” là bà Nguyễn Thị Mai ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Bà Mai chia sẻ: Bà nhận được tờ rơi khi đang đi chợ. Vì hiếu kỳ, bà đã rủ thêm vài người bạn đến đó “xem thử có được nhận quà không”. Và khi chắc chắn cứ đến là có quà, ngày nào bà cũng đạp xe đến địa điểm diễn ra hội thảo ở thôn Sinh Liên để tham gia.

Những ngày đầu, hội trường luôn chật kín người. Đặc biệt, tại hội thảo các nhân viên đã trình chiếu và nói rất nhiều về những căn bệnh người già hay mắc phải như rối loạn tiền đình, mất ngủ, ăn kém, đau xương khớp. Nhìn những hình ảnh bệnh tật được trình chiếu trên máy, tất cả các cụ đều trầm trồ và tỏ ra lo lắng. Tới lúc này, nhân viên bắt đầu khoa trương về các tác dụng của cao hồng sâm Hàn Quốc. Theo đó, để tránh ốm đau, các cụ nên thải độc ngay. Hằng ngày, các cụ nên uống 1-2 thìa hồng sâm sẽ ngăn ngừa được ung thư, ngăn loãng xương, ngăn xơ vữa động mạch, cảm cúm, ngủ ngon, nâng cao miễn dịch…

Bà Mai nhớ lại: “Họ giải thích, nhân sâm tươi không tốt, sau khi được cô lại thành cao sẽ giữ lại được nhiều chất để chữa bệnh. Thấy họ quảng cáo hay quá, tôi cũng thích. Nhất là khi họ nói rất đúng về mấy căn bệnh tôi hay mắc phải như mất ngủ, đau khớp. Tôi mua một hộp giá 12,8 triệu đồng”.

Dù giá cao ngất ngưởng so với thị trường nhưng vì không biết và lo sợ bệnh tật, rất nhiều người đã rút tiền tiết kiệm để mua hồng sâm. Bà Mai kể, tại làng Bình Đà, có gia đình dù chỉ bán rau ở chợ, thu nhập rất thấp cũng bỏ ra mấy chục triệu đồng mua 4 hộp cao hồng sâm và rất nhiều các sản phẩm khác.

Mặc dù, các sản phẩm được bán với giá chục triệu đồng, nhưng người mua không có hóa đơn đỏ, hóa đơn không có thông tin công ty mà được ghi rất sơ sài. Quan trọng hơn, khi kiểm tra mã vạch, tên công ty, địa chỉ nơi sản xuất… rất nhiều người “ngã ngửa” bởi không có bất cứ thông tin gì về nguồn gốc sản phẩm này.

Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng cho biết, khi sử dụng thực phẩm chức năng, người tiêu dùng cần tỉnh táo, nếu thấy sản phẩm được quảng cáo là chữa được bệnh như ung thư, gout... thì biết ngay đó là hàng giả, vì hiện nay chưa có thuốc gì chữa được ung thư, mà tất cả chỉ là hỗ trợ điều trị bệnh. Thậm chí có doanh nghiệp đăng ký ở một địa chỉ, nhưng thực tế sản xuất tại địa chỉ khác, khi bán được hàng thì mở công ty, không bán được thì bỏ nhưng website quảng cáo bán hàng vẫn còn. Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu về hoạt động của công ty có sản phẩm mình đang cần. Tránh tình trạng tiền mất tật mang!

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!