Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lương thấp, Bắc Giang khó giải được "bài toán” thiếu giáo viên

Thiên An - 17:56, 17/11/2021

Do thiếu giáo viên, nên nhiều trường học ở tỉnh Bắc Giang buộc phải dồn lớp, hoặc bố trí dạy 2 buổi/ngày. Hiện, nhiều trường liên tục đăng thông báo tuyển gấp giáo viên hợp đồng cho năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, nhiều người không mặn mà, vì mức lương trả cho giáo viên hợp đồng quá thấp.

Ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày và bảo đảm kiến thức cho các em học sinh
Ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày và bảo đảm kiến thức cho các em học sinh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Giang, năm học 2021 - 2022 toàn tỉnh có 187.000 học sinh tiểu học, với 7.800 giáo viên. Theo định mức 1,5 giáo viên/lớp khi dạy 2 buổi/ngày thì Bắc Giang còn thiếu khoảng 880 giáo viên, trong đó giáo viên văn hóa 529 người; còn lại là giáo viên các môn: Tin học, Ngoại ngữ, Thể dục. Những địa phương thiếu nhiều là: Lục Ngạn, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, TP. Bắc Giang phải dồn, ghép lớp để bố trí đủ giáo viên giảng dạy.

Vì thế, những ngày qua, nhiều trường học ở tỉnh Bắc Giang liên tục đăng thông báo cần tuyển gấp giáo viên hợp đồng cho năm học 2021 - 2022. Tuy vậy, nhiều người không mặn mà với việc tuyển dụng này, bởi vì mức lương trả cho giáo viên hợp đồng quá thấp, chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Một số giáo viên vừa ký hợp đồng với nhà trường chưa được bao lâu, thì lại nghỉ đi làm việc khác để kiếm thu nhập cao hơn.

Hiện nay, ở các trường tiểu học của huyện Lục Nam, dù đã thực hiện hợp đồng theo Quyết định 4228 của Chủ tịch UBND tỉnh, song vẫn thiếu 17 giáo viên văn hóa. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, khiến đội ngũ giáo viên hiện có phải làm việc quá tải, giảng dạy thừa giờ.

Tình trạng thiếu giáo viên cũng diễn ra tại huyện Hiệp Hòa. Mới đây Chủ tịch UBND huyện đã ký hợp đồng với 8 giáo viên, còn lại giao các trường chủ động tìm kiếm nhân lực và ký hợp đồng ngắn hạn. Hiện nay, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã thông báo và triển khai ký hợp đồng lao động, song vẫn chưa đủ nhân lực.

Trong 2 năm học gần đây, trung bình mỗi năm học số học sinh tiểu học ở Bắc Giang tăng khoảng 8.000 em, khiến nhiều trường học khó bố trí, sắp xếp giáo viên.

Số giáo viên nữ nghỉ thai sản đông cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa)
Số giáo viên nữ nghỉ thai sản đông cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa)

Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cho biết, nguyên nhân thiếu giáo viên là do đặc thù ngành Giáo dục tỷ lệ nữ chiếm đa số, nhiều người trong độ tuổi sinh đẻ, theo đó số giáo viên nữ nghỉ thai sản rất đông. Thêm nữa tiêu chí tuyển dụng giáo viên tiểu học của năm nay, phải có trình độ đại học trở lên, nên nhiều người không đủ điều kiện dự tuyển. Trong kỳ tuyển dụng viên chức tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh tuyển 242 chỉ tiêu, song số thí sinh đủ điều kiện dự thi ít hơn.

Theo ông Nguyễn Quang Đông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở đã khảo sát thông tin từ các trường Sư phạm, khoa Sư phạm của một số trường đại học ở khu vực phía Bắc, như: Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Tây Bắc và Sư phạm Thái Nguyên, thì hiện có khoảng 250 sinh viên người Bắc Giang đang học sắp tốt nghiệp. Ngoài ra, Sở Nội vụ phối hợp với Sở GD&ĐT mở lớp đào tạo lại đối với hơn 100 giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật dôi dư vào cuối tháng 10/2021 để chuyển sang dạy văn hóa, bù đắp số giáo viên đang thiếu hiện nay mà không tăng biên chế, cũng như tăng gánh nặng cho ngân sách.

Đặc biệt, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngày 19/8/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 4228/UBND-NC về việc hợp đồng lao động giáo viên. Trong đó, đồng ý cho các địa phương có thể xem xét ký hợp đồng trong năm học 2021 - 2022 đối với giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, giáo viên đã nghỉ hưu, nhưng sức khỏe tốt.

Với những giải pháp đưa ra, ngành giáo dục đang hy vọng trong thời gian tới, vấn đề thiếu giáo viên của tỉnh Bắc Giang sẽ được giải quyết.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.