Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Ma túy thâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn tinh vi

Mai Hương - 11:00, 26/06/2022

Tại Việt Nam, tình hình mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào địa bàn các tỉnh Tây Bắc,ồi đưa đi các tỉnh, địa bàn khác và đưa sang nước thứ ba tiêu thụ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm

 Hơn 16.300 đối tượng phạm tội bị bắt trong 6 tháng đầu năm

Với vị trí nhạy cảm, gần khu vực “tam giác vàng”, cùng với đường biên trên bộ và đường biển trải dài, Việt Nam trở thành địa bàn để tội phạm ma túy lợi dụng hoạt động, và là nguy cơ trở thành nơi trung chuyển ma túy quốc tế.

Các đối tượng tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh, manh động, sử dụng các phương tiện hiện đại công nghệ cao để vận chuyển, đối phó với các cơ quan chức năng. Với nghiệp vụ tinh thông và tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, lực lượng công an luôn xác định rõ, những địa bàn tội phạm ma túy thường xuyên hoạt động để đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục C04 cho biết: 6 tháng đầu năm 2022, tình hình tội phạm ma túy của các nước trên thế giới,và trong khu vực rất phức tạp. Tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển và sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp ở khu vực Đông Nam Á đang diễn ra nghiêm trọng, và có chiều hướng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối với công tác phòng, chống ma túy của nước ta.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với quan điểm, phương châm “không đánh khúc giữa”, bắt giữ toàn bộ đường dây, tổ chức tội phạm ma túy, đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy đã đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm, chủ động ban hành các kế hoạch và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trong công tác.

Kết quả của toàn lực lượng, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã khám phá thành công 10.816 vụ, bắt hơn 16.300 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về ma túy, thu giữ gần 400 kg heroin, 838 kg ma túy tổng hợp, 71 kg cần sa cùng nhiều vật chứng liên quan. Toàn lực lượng bắt 195 đối tượng truy nã về ma túy; đấu tranh triệt xóa 204 điểm, 20 tụ điểm phức tạp về ma túy, bắt giữ 195 đối tượng truy nã.

Về tình hình người nghiện, toàn quốc có trên 217.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11.241 so với cuối năm 2021); 59.537 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là “nguồn cầu” tiêu thụ ma túy rất lớn và có xu hướng gia tăng qua từng năm, là nguy cơ tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự, bức xúc trong Nhân dân.

Ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
Ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Ma túy chủ yếu thâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện nhấn mạnh cho biết: Năm 2019, Cục C04 phát hiện một nhóm tội phạm người nước ngoài mang công nghệ sản xuất ma túy tại Kom Tum. Gần đây, chúng ta chỉ phát hiện đâu đó trồng cần sa, trồng cây có chứa chất ma túy, còn việc sản xuất ma túy với quy mô lớn chưa phát hiện thêm, chủ yếu là ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình hình mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào địa bàn các tỉnh Tây Bắc rồi đưa đi các tỉnh, địa bàn khác và đưa sang nước thứ ba tiêu thụ tiếp tục diễn biến phức tạp", 

Với Lào, nước ta có trên 2.300 km đường bộ, rất dài. Tại đây, lực lượng chức năng của biên phòng phải chịu trách nhiệm bảo vệ vành đai biên giới, cửa khẩu đi vào. Tuy nhiên,  do lực lượng còn mỏng, cùng với đó đồng bào Mông ở Việt Nam, đồng bào Mông của Lào có chung huyết thống, họ hàng, thông gia... điều kiện sống, kinh tế đều rất khó khăn, hạn chế về trình độ nhận thức nên họ dễ bị mua chuộc, tham gia vận chuyển ma túy thuê. Do đó, tuyến đường bộ vẫn là tuyến trọng điểm về vận chuyển ma túy.

Trên tuyến Bắc miền Trung - Tây Nguyên, trong đó cửa khẩu Cha Lo của Quảng Bình, cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Nậm Cắn (Nghệ An), là những điểm tương đối phức tạp về tình trạng vận chuyển ma túy, cần được quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta đang phối hợp với Lào, chỉ đạo công an 10 tỉnh biên giới giáp Lào để xử lý.

Nhóm nam thanh, nữ tú sử dụng ma tuý ở khách sạn Family (Hà Nội) bị bắt.
Nhóm nam thanh, nữ tú sử dụng ma tuý ở khách sạn Family (Hà Nội) bị bắt.

 Tại các tỉnh Tây Bắc, lâu nay là quốc lộ 6, trước nổi lên là thuốc phiện và heroin, giờ nổi lên là ma túy tổng hợp, và đang tiềm ẩn phức tạp trở lại tại tỉnh Điện Biên. Đây là tuyến trọng điểm, vận chuyển từ Lào qua Điện Biên Đông, Mường Nhé, Lai Châu, sang tỉnh Lào Cai, đi Mường Khương sang Trung Quốc với nhiều vụ lớn bị bắt giữ.

Tuyến đường bộ thứ 3 là Tây Nam, có các cửa khẩu giáp với Campuchia. Ở tuyến này, địa hình bằng phẳng, sông rạch nhiều. Qua công tác đấu tranh, các đối tượng người Việt thường cấu kết các đối tượng Campuchia vận chuyển ma túy bằng ghe, thuyền. Thậm chí lợi dụng các xe vận chuyển hàng hóa, đưa hàng tấn ma túy vào các lốc máy, cho nên không máy nào soi chiếu được.

 Trước tình hình thực tế đó, trong thời gian tới, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng về phương thức thủ đoạn, đặc biệt những phương thức thủ đoạn mới, chất ma túy mới để quần chúng Nhân dân, thanh thiếu niên chủ động phòng ngừa. Không bây giờ, có những loại đưa vào kẹo, nước ngọt dễ gây nghiện. Qua đó, Nhân dân tích cực giúp đỡ lực lượng công an xử lý đồng bộ có hiệu quả.


Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.