Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch cần chuẩn bị những gì?

Như Ý - 10:58, 01/06/2022

Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày này người dân thường chuẩn bị một mâm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh với mong muốn xua tan xui xẻo, đón nhận may mắn, cầu mong cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để con cháu khắp nơi trở về sum họp, đoàn tụ gia đình.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch cần chuẩn bị những gì? Ảnh minh họa
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch cần chuẩn bị những gì? Ảnh minh họa

Theo quan niệm truyền thống, Tết Đoan Ngọ 5/5 là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi, gửi gắm hy vọng mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, cũng là ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 3/6/2022 dương lịch.

Vào ngày này, cả nhà nhộn nhịp hơn khi dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú. Theo quan niệm người xưa vào ngày này thì sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch; Cơm rượu nếp, nếp cẩm; Hoa quả, người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...

Tùy theo địa phương mà mâm cỗ cúng có thể có những nguyên liệu khác như:

Bánh tro: Đây là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc, bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Thịt vịt: Đây là món đặc trưng của người dân miền Trung trong dịp tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn. Ngoài ra ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, chè kê.

Chè trôi nước: Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Chè kê: Đây là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn rồi.

Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch cần chuẩn bị những gì? 1

Văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.