Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mắm tôm chua

PV - 10:54, 05/03/2018

Ở Huế, mùa tôm có quanh năm, tháng 2, tháng 10 là mùa tôm đất; tháng 3, tháng 5 là tôm rằn, tôm sú… Bởi vậy, người dân nơi đây đã chế ra loại mắm tôm chua đặc sản.

Mắm tôm chua Huế Mắm tôm chua Huế

 

Tôm chua Huế là một trong những đặc sản của đất Cố đô mà nhiều người khi đã nếm thử sẽ nhớ mãi không quên. Đặc biệt từ màu sắc, cách chọn lựa nguyên vật liệu và cách ướp ủ để làm ra những hũ mắm chua tinh túy mà không đâu có thể làm được như ở Huế. Cảm giác ngon miệng, nếm thử một miếng thôi sẽ thấy vị chua ngọt dịu của tôm lan tỏa cùng với sự cay nồng của ớt riêng tỏi, ăn cùng với cơm nóng, kèm theo nhiều loại rau sống, chuối chát, khế chua, rau thơm.

Tôm làm mắm phải là loại tươi, cỡ vừa, sau khi làm sạch, cắt bỏ râu, gai đem ngâm nước muối hoặc nước pha phèn chua để khử mùi tanh. Kế đó, người làm ngâm tiếp với rượu trong khoảng 15 phút tới khi con tôm ửng đỏ và kích thích quá trình lên men.

Nước mắm trước khi được đi đem ủ thì phải được đun lên với đường trên lửa cho tan hết đường đi. Sau đó, tôm được xếp cùng cơm nếp, tỏi, riềng, muối, ớt theo tỷ lệ nhất định và đặt vào hũ. Dùng nan tre hoặc vỉ nhựa chèn cho tôm và gia vị không bị nổi lên khỏi bề mặt nước mắm. Mỗi ngày đem đi phơi nắng sớm thì tôm sẽ từ từ đỏ lên một cách tự nhiên.

Khi mắm chín khoảng 10-15 ngày, con tôm có màu đỏ, nước từ tôm và các nguyên liệu khác tạo thành hỗn hợp sệt. Mắm tôm chua không chỉ có màu đỏ đẹp mắt, hương vị chua, cay, mặn ngọt hài hòa mà còn thơm mùi của các gia vị.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.