Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trên đường phát triển

Minh Long (Quảng Ngãi): Đoàn kết tạo sức bật mới

H.Đại – T.Nhân - 09:50, 23/11/2021

Minh Long là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, có gần 70% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Những năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

Đường sá giao thông ở Minh Long khang trang, sạch đẹp.
Đường sá giao thông ở Minh Long khang trang, sạch đẹp.

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Minh Long là chiến khu cách mạng, chịu nhiều thiệt hại bởi sự hủy hoại của bom đạn kẻ thù. Giờ đây, thay vào những hố bom năm xưa, là màu xanh ngút tầm mắt của cây keo lai, chè; là những trang trại vườn - ao - chuồng, vườn - rừng, đặc biệt là những con đường thẳng tắp kết nối giao thông giữa các vùng.

Nói về cái khó đối với huyện Minh Long trên bước đường phát triển, nhiều người cho rằng, đó là do giao thông cách trở. Nhưng với việc xác định việc đầu tư hạ tầng giao thông, sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Minh Long đã tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh; tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đóng góp tiền của, công sức mở rộng, nâng cấp xây dựng thêm nhiều tuyến đường mới.

Đến nay, huyện đang đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng như. Cầu Phước Giang có mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng là công trình trọng điểm của huyện Minh Long được hoàn thành trong năm 2019. Cùng với cầu Phước Giang, Nhân dân ở huyện Minh Long thêm phấn khởi khi có nhiều công trình phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương hàng hóa như: Tuyến đường Công Loan đi cầu Tịnh Đố, xã Thanh An có kinh phí đầu tư 6 tỷ đồng hay đường suối Tía, Trung tâm Giáo dục thường xuyên gần 15 tỷ đồng...

Hiện nay, 100% tuyến đường từ trung tâm huyện về trung tâm UBND các xã và đường từ trung tâm các xã đi về trung tâm các thôn đã được cứng hóa. Anh Võ Duy Công ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, chúng kiến sự đổi thay của quê hương, tôi rất vui. Mừng nhất là hệ thống đường giao thông đã được các cấp quan tâm đầu tư, bài bản, người dân đi lại thuận tiện, nhiều khu dân cư mới mọc lên, đời sống người dân được khấm khá hơn nữa”.

Cây keo đã giúp cho nhiều người dân Minh Long có thu nhập khá.
Cây keo đã giúp cho nhiều người dân Minh Long có thu nhập khá.

Khai thác thế mạnh để phát triển sản xuất

Bên cạnh đẩy mạnh phát triển giao thông, huyện Minh Long tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thêm thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống rõ rệt. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 11,01%, hộ cận nghèo giảm còn 2,10%.

Để đạt được kết quả ấy, huyện đã tích cực vận động, hỗ trợ bà con phát huy thế mạnh của địa phương để sản xuất, tập trung vào cây chè đã làm nên “thương hiệu” cho vùng đất này. Theo báo cáo của UBND huyện Minh Long, địa phương có trên 150ha chè, dự kiến từ nay đến năm 2023, huyện sẽ phát triển thêm 500ha nữa. Mỗi năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 - 15.000 tấn chè. Nhờ cây chè, nhiều hộ dân đã thoát nghèo.

Ông Tạ Văn Thuận, hộ dân trồng chè ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai chia sẻ: Gia đình ông trước kia trồng khoảng 300 cây chè, nhưng thấy phát triển tốt nên quyết định trồng thêm 1ha khoảng 3.600 cây. Hiện cây chè đang phát triển tốt, chỉ trong thời gian ngắn nữa, gia đình sẽ có thu nhập ổn định.

Tương tự, ông Đinh Nhin, ở xã Long Hiệp phấn khởi khoe: Với hơn 1ha chè của gia đình, vào vụ thu hoạch tiền hái bán cũng được từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày, cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác. Mấy năm trước, hái mang ra chợ bán cả ngày cũng chẳng được bao nhiêu nên nhiều người đã phá bỏ cây chè. Thế nhưng mấy năm gần đây chè đã có nhiều người mua, với giá tại chỗ hiện khoảng 6.000 đồng/bó (khoảng 0,5kg/bó) nên người dân rất vui và đã trồng trở lại.

Bên cạnh cây chè, cây keo cũng là cây trồng chủ lực giúp người dân ổn định cuộc sống. Chị Đinh Thị Tuyết ở xã Long Hiệp cho hay: Gia đình mình trồng khoảng 8ha keo lai, cứ bình quân một lần thu hoạch (chu kỳ 5 năm), gia đình sẽ có được khoảng 600 – 700 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập này, mình xây được nhà, có của ăn của để và nuôi con cái ăn học.

Chia sẻ với phóng viên ông Đinh Văn Điết, Chủ tịch UBND huyện Minh Long cho biết: Trong nhiệm kỳ qua, xác định đúng 2 khâu đột phá là đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau những nỗ lực không ngừng, huyện Minh Long đã đạt đô thị loại V và đang phấn đấu trong thời gian tới để xã Long Hiệp trở thành thị trấn của huyện.

“Chúng tôi đã có những bước đi khá vững chắc và nhanh chóng trong phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống người dân. Mới ngày nào, núi non trùng điệp còn bủa vây trung tâm huyện lỵ Minh Long, giờ đây đã nhường chỗ cho những khu phố khang trang nên hính quyền và Nhân dân Minh Long đều rất vui và tự hào về thành quả này”, Chủ tịch UBND huyện phấn khởi nói.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…