Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Mô hình “vườn an toàn, hiệu quả” ở Hà Giang

PV - 14:39, 15/07/2019

Với diện tích đất tự nhiên phần lớn là đồi núi, Hà Giang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình trang trại tổng hợp. Để khai thác tốt lợi thế này, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi, cũng như tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách xây dựng mô hình an toàn và đạt hiệu quả kinh tế.

“Vườn an toàn, hiệu quả” đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Vườn an toàn, hiệu quả” đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, nhiều người dân ở Hà Giang đã xây dựng mô hình vườn ao chuồng, thế nhưng mới chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hộ làm vườn chưa chú ý đến an toàn vệ sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Trước tình hình đó, Hội Làm vườn tỉnh Hà Giang đã triển khai xây dựng mô hình “vườn an toàn, hiệu quả”, hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi trồng, sử dụng hóa chất hợp lý. Nhờ đó, đã đem lại hiệu quả tích cực trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Tham quan mô hình của anh Hoàng Văn Hưng ở xã Tiên Kiều (Bắc Quang, Hà Giang), một trong những người đi đầu thực hiện “vườn an toàn, hiệu quả”. Anh Hưng cho biết nhờ sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật của Hội làm vườn, anh đã khai phá 2,5ha vườn đồi của gia đình trồng cam sành. Bên cạnh đó, để có nguồn phân hữu cơ chăm sóc vườn cam, anh Hưng đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò và lợn.

Bên cạnh đó, do có diện tích đất rộng và nguồn nước tự chảy, từ năm 2015, anh Hưng đã thuê đào gần 8.000m2 mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, tận dụng hết các tầng nước để phát triển nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá trắm cỏ, trôi Ấn Độ, chép, mè hoa… Mỗi năm, thu nhập từ trang trại của anh Hưng cũng đạt trên dưới 500 triệu đồng.

Anh Hưng cho biết mô hình này mang lại nhiều lợi ích như chăn nuôi gia súc sẽ giúp tạo ra nguồn phân hữu cơ để cải tạo đất, tăng năng suất và sản lượng cho cây trồng. Bên cạnh đó, các nguồn lợi phụ từ nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá nhỏ… là nguồn thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn… Vì vậy, nếu biết kết hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Nguyễn Văn Tự, Chủ tịch Hội Làm vườn Hà Giang, thực hiện kế hoạch, chương trình của tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Hội đã vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên làm vườn an toàn, hiệu quả. Theo đó, Hội đã tập huấn kỹ thuật và tổ chức tham quan các mô hình kinh tế VAC hiệu quả; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ làm vườn phải có hố thu gom chất thải chăn nuôi, ủ phân chuồng đúng kỹ thuật hoặc xử lý phân chuồng bằng hệ thống Biogas; sử dụng nguồn nước chăn nuôi và tưới tiêu không bị ô nhiễm; hạn chế bón phân vô cơ; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, không sử dụng thuốc trừ cỏ, các chất cấm trong chăn nuôi. Sản phẩm an toàn là đủ thời gian cách ly với thuốc BVTV, không dùng chất bảo quản mất an toàn.

Qua phong trào làm vườn an toàn, hiệu quả, Hội Làm vườn tỉnh Hà Giang đã tổ chức hướng dẫn các hộ phát triển kinh tế VAC bền vững. Từ đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng khâu thu hoạch, bảo quản trong đó đặt vấn đề ATVSTP lên hàng đầu đáp ứng với yêu cầu của thị trường.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.