Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mỗi người chọn một việc tốt

PV - 17:28, 16/07/2018

Mỗi người chọn một việc tốt là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) nơi biên cương Tổ quốc.

Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm một số hộ không những tự vươn lên thoát nghèo mà trở thành hộ làm kinh tế giỏi, Bí thư Đảng ủy xã Chu Xé Lù chia sẻ: “Xã có ba dân tộc anh em: Hà Nhì, Dao, La Hủ đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong sản xuất, canh tác phát triển kinh tế gia đình còn nhiều lạc hậu… Xuất phát từ thực tế ấy, để Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, cán bộ đảng viên trong xã đã vận động bà con “Mỗi người chọn một việc tốt để làm” như: không mắc tệ nạn xã hội; các cháu trong độ tuổi không bỏ học; người nghiện rượu thì cai; hộ nghèo thì cố gắng vươn lên thoát nghèo không dựa vào Nhà nước…”.

xã Thu Lũm Từ việc trồng sả mỗi năm gia đình anh Chu Thanh Phà bản Pa Thắng có thu nhập ổn định từ 30 đến 50 triệu đồng.

Với cách tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ ấy nên những việc làm theo Bác của người dân xã Thu Lũm ngày càng lan rộng và thu hút đông đảo người dân tham gia. Trao đổi với Bí thư xã Chu Xé Lù, được biết, hiện tại toàn xã có 350ha sả, bình quân mỗi gia đình có khoảng 1 đến 2ha sả, mỗi năm thu nhập ổn định khoảng trên dưới 70 triệu đồng/ha. Cây sả có ưu điểm là thời gian chăm sóc đến khi thu hoạch ngắn và liên tục; một năm cây sả cho thu hoạch 5 lần.

Cùng với cây sả thì hiện tại toàn xã có 850ha thảo quả là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhiều gia đình, có nhiều hộ mỗi năm thu nhập trên đưới 100 triệu đồng, tiêu biểu như gia đình anh Chu Chu Hừ bản Pa Thắng năm 2017 đã có thu nhập lên tới 125 triệu đồng từ trồng thảo quả. Bên cạnh thu nhập chính từ trồng sả và thảo quả thì nhiều hộ còn tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như bò, dê và trồng lúa nước, bình quân mỗi hộ một năm thu về khoảng 2 tấn thóc.

Không chỉ tập trung vào chăn nuôi phát triển kinh tế mà các giá trị, bản sắc văn hóa tinh thần của người dân nơi đây luôn được bảo tồn, phát huy. Hiện tại xã có 6/9 bản đạt danh hiệu văn hóa, 71% số hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, 9/9 bản có đội văn nghệ và nhà văn hóa, trong đó có 3 nhà trình tường được xây dựng theo truyền thống của người Hà Nhì. Vào những dịp lễ, tết, hội, đặc biệt là “Tết mùa mưa” tết truyền thống của người Hà Nhì thì những bài hát, điệu múa càng làm cho không khí ở các bản của xã Thu Lũm trở nên vui tươi rực rỡ bởi những âm vang của âm nhạc, lời ca đắm say lòng người hòa cùng với sắc đỏ, vàng… rực rỡ trong trang phục của các cô gái Hà Nhì nơi đây.

Chị Chu Xừ Só, Đội trưởng Đội văn nghệ bản Thu Lũm 2 chia sẻ: Được cán bộ xã, bản tuyên truyền mỗi người chọn một việc tốt làm theo Bác Hồ thì người dân chúng tôi ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, không để con cháu bỏ học, vợ chồng hòa thuận không cãi chửi nhau thì những lúc nông nhàn hoặc vào các buổi tối chúng tôi luyện tập văn nghệ để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình và cũng là dịp để các thành viên trao đổi các kỹ năng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc...

Với cách làm đơn giản nhưng phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhận thức của từng dân tộc trên địa bàn, nên những việc làm theo Bác của mỗi người dân xã Thu Lũm hôm nay được ví như những bông hoa trong rừng hoa ngàn việc tốt, và đó cũng chính là nền tảng quan trọng để xã Thu Lũm hoàn thành mục tiêu trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018.

NHẬT MINH

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.