Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Móng Cái (Quảng Ninh): Bảo vệ giống lợn quý Móng Cái trước “bão” dịch

PV - 15:43, 15/07/2019

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Đông Triều (Quảng Ninh) vào tháng 3 và vào thời điểm này, đã lan ra gần 900 thôn, khu phố ở tất cả 14 huyện thị, thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Điều này càng làm cho việc thực hiện các giải pháp bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái- một trong những giống lợn quý hiếm nhất cả nước càng trở nên gian khó…

Cho lợn Móng Cái ăn các dược liệu để tăng sức đề kháng dịch bệnh. Cho lợn Móng Cái ăn các dược liệu để tăng sức đề kháng dịch bệnh.

Do nhiều ưu việt, giống lợn Móng Cái đã được TP. Móng Cái hỗ trợ phát triển từ mấy năm nay, nhất là từ khi chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2013.

Đến nay Móng Cái có khá nhiều sản phẩm OCOP, trong đó các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái (thịt tươi, giò chả các loại) được cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Ninh xếp hạng sản phẩm OCOP cấp 4 sao.

Ông Vũ Văn Kinh, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái cho biết, trên địa bàn TP. Móng Cái hiện có 3 cơ sở trang trại nuôi lợn Móng Cái tập trung với tổng số đàn trên 1.400 con, trong đó lợn nái Móng Cái thuần chủng có hơn 400 con, còn lại là lợn thịt (không kể số lợn được nuôi từ các hộ dân).

Chính vì vậy, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, rất nhiều cuộc họp bàn thảo các giải pháp bảo vệ lợn quý, đặc biệt là lợn giống bố mẹ thuần chủng Móng Cái đã diễn ra. Do quá lo lắng trước “bão” dịch, đã có ý kiến cho rằng, cần di chuyển đàn lợn giống ra 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung, để cách ly với đất liền. Tuy nhiên, 2 xã đảo này người dân cũng chăn nuôi lợn, hằng ngày khách du lịch ra đảo khá đông. Nếu di chuyển đàn lợn Móng Cái ra đảo, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn và quan trọng nhất là không an toàn, lợn dễ bị lây bệnh dịch.

Do vậy, phương án tối ưu hơn cả là giữ đàn lợn tại chỗ và quản lý phòng dịch thật chặt chẽ theo giải pháp “4 tại chỗ” (Thú y tại chỗ, thực hiện an toàn sinh học, nuôi dưỡng và cách ly tại chỗ).

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Móng Cái cho hay: Thành phố đã mua hóa chất phòng dịch hỗ trợ các trang trại; đặc biệt chỉ đạo việc nuôi lợn sử dụng nguyên liệu tại chỗ, áp dụng an toàn sinh học theo công nghệ vi sinh (ủ thức ăn lên men). Đáng chú ý, bổ sung vào thức ăn cho lợn hằng ngày những loại dược liệu, như: cây Chùm ngây, cây sa chi, cây cỏ lạc…, để vừa tạo khả năng đề kháng tốt hơn cho con lợn và vừa tăng giá trị của thịt lợn Móng Cái. Đồng thời, nước xử lý cũng bổ sung vi sinh để tắm rửa vệ sinh chuồng trại cho lợn… Với những giải pháp trên, hy vọng giống lợn quý của địa phương sẽ được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh.

XUÂN PHÚ

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.