Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Móng Cái (Quảng Ninh): Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có bước phát triển mạnh mẽ

Công Minh - 17:12, 04/08/2023

Những năm qua, TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn miền núi, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm của người dân tại Móng Cái
Mô hình nuôi tôm của người dân tại Móng Cái

Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, hằng năm, TP. Móng Cái đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS. Điển hình như: Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719); Quyết định số 612/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ vùng đồng bào DTTS về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn ưu đãi cho đồng bào…

Đối với Chương trình MTQG 1719, từ năm 2021 đến đầu năm 2023, TP Móng Cái đã hoàn thành các danh mục đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số dự án, công trình, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Theo đó, thành phố đã đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng là các công trình giao thông trên địa bàn 5 xã vùng DTTS, miền núi, như: Vạn Ninh, Hải Xuân, Hải Sơn, Bắc Sơn nhằm rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực đô thị đến các xã miền núi, biên giới, hải đảo, kết nối các cửa khẩu, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, thu hút đầu tư...

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, TP Móng Cái còn chú trọng đến công tác hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh, xã Bắc Sơn là một trong số những hộ dân đã được chính quyền địa phương hỗ trợ vay vốn, sử dựng đồng vốn vay có hiệu quả. 

"Trước đây, bà con còn nghèo khó, hầu như không có vốn để đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bây giờ người dân được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nhiều chương trình, dự án của Nhà nước, nên cuộc sống đỡ vất vả hơn. Gia đình tôi được hỗ trợ vay vốn theo Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó, tôi đã sử dụng vốn vay vào việc đầu tư sản xuất nông nghiệp, từng bước tạo thu nhập ổn định. Tôi mong muốn các cấp chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm để nhiều người dân như chúng tôi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển kinh tế gia đình..."

Theo ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Móng Cái, nhờ phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động của người dân, TP Móng Cái đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. 

Tính đến năm 2023 trên địa bàn thành phố có 09/09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có ít nhất 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, ít nhất 50% số thôn đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến hết năm 2022 TP đã giảm 22 hộ nghèo, còn 17 hộ nghèo (diện bảo trợ xã hội) chiếm tỷ lệ 0,06%; Số hộ cận nghèo là 180, đã giảm 65 hộ, còn 115 hộ, tỷ lệ 0,43%...

Phát huy kết quả đạt được, TP Móng Cái xác định tập trung nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân, trong đó coi trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng chính là mục tiêu xuyên suốt mà TP. Móng Cái nói riếng cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung quyết tâm thực hiện nhằm xóa bỏ chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo và hướng đến phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Mường Lát là huyện miền núi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù địa hình đồi núi chia cắt và giao thông đi lại khó khăn. Để thực hiện thành công cuộc Điều tra thu thập thông tin kinh tê-xã hội 53 dân tộc thiểu số, diễn ra từ 1/7 đến 15/8, rất nhiều điều tra viên đã không quản ngày đêm "băng rừng, vượt núi" để hoàn thành việc thu thập dữ liệu, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thông tin thu thập