Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Mong muốn của người dân Đồi Muốn

Quỳnh Trâm - 07:27, 28/11/2023

Là một trong 3 thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), những năm gần đây, thôn Đồi Muốn đã và đang có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con người Mường ở đây được nâng cao đáng kể. Theo Trưởng thôn Bùi Văn Hợi, thì đây là kết quả đạt được từ việc triển khai thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi của Đảng và Nhà nước tại thôn Đồi Muốn.

Khởi sắc ở thôn nghèo

Trở lại Đồi Muốn sau nhiều năm, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng bởi sự đổi thay ở vùng đất này. Con đường đất gập ghềnh sỏi đá, thường lầy lội trơn trượt mỗi mùa mưa, giờ đây đã được thay bằng con đường bê tông nối từ trung tâm xã đến tận thôn.  Giờ đây, ô tô có thể dễ dàng lên tận bản. Trên con đường mới, có những nhóm học sinh đạp xe đến trường, nụ cười ríu rít dưới ánh nắng vàng ấm áp của những ngày đầu đông. Khung cảnh ấy đẹp lạ thường khiến chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, sau nhiều năm tích cóp, nhiều hộ gia đình ở thôn Đồi Muốn đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, kiên cố...
Nhờ chăm chỉ làm ăn, sau nhiều năm tích cóp, nhiều hộ gia đình ở thôn Đồi Muốn đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, kiên cố...

Dọc hai bên đường vào Đồi Muốn là những ngôi nhà xây dựng khang trang, kiên cố, xung quanh là bạt ngàn đồi keo, đây là nguồn thu nhập chính, giúp bà con thoát nghèo.

Bên chén trà chiều, Trưởng thôn Bùi Văn Hợi trầm ngâm nhớ lại những ngày bà con Đồi Muốn còn gian khó. Khi đó, cả bản chỉ sống dựa vào trồng lúa, sắn. Với tập quán canh tác lạc hậu, không hiệu quả, quanh năm cả bản thiếu ăn, đói nghèo đeo bám.

Nhờ các chính sách ưu tiên hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhiều đề án, chương trình giảm nghèo được đưa về bản, như hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, miễn phí cho trẻ em nghèo đến trường; hay hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo...Không những vậy, cán bộ còn đến tận bản cầm tay chỉ việc hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào cách nuôi trồng giống cây, chăn nuôi bò, gà...

Theo Trưởng thôn Bùi Văn Hợi, những nỗ lực của chính quyền, cùng với sự đồng lòng, cố gắng của bà con đã giúp Đồi Muốn dần bước ra khỏi bóng tối, hướng về ánh sáng của văn minh.

Không chỉ có hơn 10ha rừng keo, bà con còn tận dụng diện tích mặt nước ao, hồ để nuôi cá dốc nhằm cải thiện thu nhập. Mô hình nuôi cá dốc được người dân mở rộng, phát triển, bởi ưu điểm của loài cá này là sức đề kháng, chống chọi với bệnh tốt; lại thêm chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, có thể nuôi với mật độ cao và đầu ra tương đối ổn định. Hiện ở Đồi Muốn có khoảng hơn 15 hộ nuôi loài cá này, trung bình mỗi gia đình có từ 1 – 2 ao nuôi.

Mô hình nuôi cá dốc đang đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân trong thôn
Mô hình nuôi cá dốc đang đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân trong thôn

Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Tuấn, với mong muốn thoát nghèo, nâng cao thu nhập, anh bắt tay nuôi cá với diện tích ao nuôi gần 1.000m2. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình có thu nhập gần 130 triệu đồng. 

Theo anh Tuấn, cá dốc mỗi lần người dân thu hoạch được thương lái trong huyện đến thu mua bán cho các nhà hàng, khu du lịch Pù Luông...Nhờ mô hình này, gia đình anh thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá.

Trưởng thôn Bùi Văn Hợi cho biết: Từ ngày có điện, đường giao thông thông suốt, người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để từng bước nâng cao thu nhập. Đây là những tiền đề giúp bà con xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nhiều mục tiêu còn ở phía trước

Dù đời sống bà con có khởi sắc, nhưng điểm xuất phát thấp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, sản xuất manh mún, hiệu quả chưa cao nên lương thực, thực phẩm cũng chỉ đủ cho các gia đình tự cung, tự cấp. Vì thế thôn còn 18/60 hộ là hộ nghèo.

Ông Trương Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Quang cho biết: Những năm qua, tranh thủ nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác, xã đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân, trong đó có thôn Đồi Muốn. 

Nhờ vậy, bà con đã tiếp cận được kiến thức, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo. Tuy nhiên, ở Đồi Muốn để giảm nghèo một cách bền vững, thì cần phải có những giải pháp căn cơ, thiết thực hơn.

Theo ông Tuyến, tại địa phương hiện có thác Muốn, có vẻ đẹp tự nhiên, sơn thủy hữu tình, vẫn còn rất hoang sơ. Đây là tiềm năng du lịch mà xã mong muốn được đầu tư, phát triển để người dân thoát nghèo.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cùng các thành viên trong đoàn khảo sát nghiên cứu tiềm năng du lịch khu vực Thác Muốn
Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khảo sát, nghiên cứu tiềm năng về du lịch ở khu vực Thác Muốn

Với hệ thống thác nước lớn nhỏ, ở đây còn có 3 hang động, đó là: hang Mộng, hang Bụt và hang Bến Bai. Trong hang có nhiều nhũ đá rủ xuống tựa như hình cây cột chống trời, đài sen, quả phật thủ, mâm xôi, hình con ngựa, cá sấu, chim công rồi cả hình đôi nam nữ đang trao duyên...và nhiều khung cảnh khác có thể theo tưởng tượng ra, thật lung linh, huyền ảo.“Tiếc là bà con đồng bào dân tộc Mường đời sống còn khó khăn vì thế họ chưa   thể đầu tư làm du lịch”, ông Tuyến nói.

Ông Hà Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Điền Quang cho hay: xã đang muốn xây dựng thác Muốn thành địa điểm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, việc đi lại chưa thuận lợi, đồng thời chưa kết nối được với một số điểm du lịch khác nên việc thu hút khách còn nhiều hạn chế. Hầu hết khách chỉ ghé qua đây như điểm dừng chân rồi đi lên Pù Luông để nghỉ dưỡng. 

Thác Muốn là tài nguyên tiềm năng để khai thác trong du lịch nên địa phương mong muốn được đầu tư, phát triển để người dân thoát nghèo
Thác Muốn là tài nguyên tiềm năng để khai thác trong du lịch nên địa phương mong muốn được đầu tư, phát triển để người dân thoát nghèo

Trước mắt, để nâng cao đời sống kinh tế cho bà con, địa phương sẽ tập trung phát triển cây keo, chăn nuôi, tăng cường phối hợp cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho bà con trong thôn, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi cá dốc, chăn nuôi trâu, bò. Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con trong thôn sớm di dời một số chuồng, trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, đảm bảo môi trường...

Rời Đồi Muốn vào chiều muộn, chúng tôi vẫn ánh lên niềm hy vọng, dù hôm nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tin rằng, trong những năm tới, nguồn lực từ các dự án, nội dung  được thiết kế trong Chương trình phát triển kinh tế -xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 được thực hiện hiệu quả, sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của địa phương này, để đời sống của người dân ở Đồi Muốn, ở Điền Quang sẽ ngày một đổi thay.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.