Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím

TK - 11:45, 17/11/2020

Sa nhân là loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, dưới tán cây râm mát, tiếng Tày còn gọi là mác nẻng, tiếng Thái là co nénh. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt quả. Sa nhân có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa… Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím

Chữa có thai lạnh bụng, tiểu tiện không thông và đầy hơi

Chuẩn bị: Hương phụ và sa nhân tím bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem dược liệu phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 - 4g uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần. Hoặc chuẩn bị mỗi vị 8g và đem sắc, uống hết trong ngày.

Trị trẻ em cam tích, nôn mửa, ăn không tiêu và đau bụng

Chuẩn bị: Mộc hương 6g, bạch truật 4g, sa nhân tím 4g, chỉ thực 6g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Sau đó dùng nước sắc từ gạo và bạc hà trộn đều với bột mịn, làm thành viên hoàn nặng khoảng 0,25g. Ngày sử dụng 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 2 - 3 viên.

Chữa phong tê thấp

Chuẩn bị: 10g thân rễ sa nhân tím.

Thực hiện: Đem rửa sạch, cắt rễ thành từng khúc nhỏ. Sau đó đem ngâm với 100ml rượu trong nửa tháng. Khi dùng, lấy dịch rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc có thể nấu với lá hồng bì dại và ngâm chân khi nước còn ấm để giảm đau.

Chữa đau nhức răng

Chuẩn bị: Hạt sa nhân tím phơi khô.

Thực hiện: Đem hạt giã thành bột, sau đó dùng bột chấm vào chỗ răng đau. Hoặc ngâm hạt sa nhân với rượu rồi ngậm.

Những điều cần lưu ý 

Khi sử dụng bài thuốc từ sa nhân tím, cần lưu ý một số thông tin sau: Người âm hư nội nhiệt không nên sử dụng dược liệu này. Cần thận trọng khi lựa chọn sa nhân tím vì có rất nhiều loại thực vật có tên gọi và hình dáng tương tự.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.