Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Một số gợi ý việc cúng rằm tháng 7 tốt nhất

Minh Nhật - 21:35, 14/08/2024

Ông bà ta có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” để nói về tầm quan trọng của việc cúng Rằm tháng 7. Việc thực hiện lễ cúng thành tâm, trang trọng có thể mang lại phước báu, bình an cho gia chủ và người thân. Bài viết chia sẻ nghi thức cúng và cách chuẩn bị mâm cỗ cho Rằm tháng 7.

Nghi thức thả đèn hoa đăng nhằm nguyện cầu công đức cho cha mẹ dịp lễ Vu Lan (Ảnh: sưu tầm)
Nghi thức thả đèn hoa đăng nhằm nguyện cầu công đức cho cha mẹ dịp lễ Vu Lan. (Ảnh: sưu tầm)

Rằm tháng 7, còn có tên gọi khác là ngày lễ Vu Lan, Lễ Cúng Cô Hồn, Lễ Xá Tội Vong Nhân hay Tiết Trung Nguyên, đây được xem là ngày lễ trọng đại trong văn hóa tâm linh của người Việt. Theo truyền thống, vào ngày Rằm tháng 7 con cháu sẽ chuẩn bị đồ cúng, mâm cơm để bày tỏ lòng hiếu thảo, tri ân sâu sắc đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm, công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ tựa như trời biển, cho nên ngày Vu Lan chính là dịp để con cái hồi hướng công đức, cầu siêu cho những người đã khuất.

Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày nào dương lịch? Nên cúng ngày nào, giờ nào đẹp nhất?

Từ bao đời nay, ngày Rằm tháng 7 đều mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Mỗi ngày Rằm tháng 7, sẽ tương ứng với một ngày dương lịch cụ thể.

Rằm tháng 7 năm 2024 là Chủ Nhật, ngày 18 tháng 8 năm 2024. Theo ngũ hành phong thủy, đây là ngày Giáp Dần, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thìn. Ngày Rằm tháng 7 năm 2024 nhằm ngày Kim Dương trong âm lịch, được cho là thời điểm thuận lợi để xuất hành và cầu tài. Vào ngày này hằng năm đều diễn ra các hoạt động truyền thống như: Con cháu ăn chay, niệm Phật cầu nguyện cho ông bà và cha mẹ. Chăm sóc, thường xuyên hỏi han sức khỏe cha mẹ. Chuẩn bị lễ vật cúng bái tổ tiên, thần linh.

Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ trọng đại trong văn hóa tâm linh của người Việt
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ trọng đại trong văn hóa tâm linh của người Việt

Cúng Rằm tháng 7 năm 2024 ngày nào tốt?

Theo quan niệm của ông cha từ xưa, việc cúng Rằm tháng 7 có thể được tiến hành từ mùng 2 đến trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Ngày đẹp nhất để cúng Rằm tháng 7 năm 2024 được cho là ngày 13 tháng 7 âm lịch, tức ngày 16 tháng 8 năm 2024 dương lịch. Đây là ngày thích hợp để cầu tài, xuất hành và cầu phúc.

Ngoài ra, các gia đình có thể linh hoạt lựa chọn ngày cúng phù hợp với điều kiện của mình. Điều quan trọng là nên cúng trước 12h trưa ngày 15 âm lịch để đảm bảo thành kính và trọn vẹn nghi thức. Dù cúng Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày nào thì việc chuẩn bị chu đáo về lễ vật, lòng thành tâm cũng là điều quan trọng nhất để lễ cúng mang ý nghĩa trọn vẹn hơn.

Cúng rằm tháng 7 năm 2024 giờ nào tốt?

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm nhiều mâm cúng khác nhau. Mỗi nghi thức cúng sẽ tương ứng với giờ khác nhau, cụ thể như sau: Cúng Chư Phật và thần linh: Nghi lễ cúng này thường diễn ra vào buổi sáng hoặc trưa ngày Rằm tháng 7, khoảng 10h đến 12h là thích hợp nhất. Cúng gia tiên: Nên thực hiện vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10h đến 12h. Theo quan niệm, đây là khung giờ hoàng đạo để linh hồn gia tiên về thụ lộc. Cúng cô hồn, chúng sinh: Nghi lễ cúng này được tiến hành vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn giúp cô hồn dễ nhận lễ vật hơn.

Mâm cúng Rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì?

Mâm cúng lễ Phật Theo quan niệm của Phật giáo, mâm cúng không quan trọng ở hình thức bên ngoài mà quan trọng nhất là thành tâm và lòng thành kính. Mâm cúng Phật thường được bày biện ở vị trí cao nhất trên bàn thờ với những loại hoa tươi truyền thống như hoa sen, hoa ngâu, hoa mẫu đơn. Các món cúng là cỗ chay hoặc ngũ quả, kèm nước lọc tinh khiết.

Mâm cúng gia tiên sẽ bao gồm các các món cúng mặn hoặc chay
Mâm cúng gia tiên sẽ bao gồm các các món cúng mặn hoặc chay

Một số gợi ý món ăn chay trong mâm cúng Phật gồm có: chả lụa, nem rán chay, canh nấm, giò chay, rau củ hầm, đậu hũ chiên giòn,....

Mâm cúng thần linh, gia tiên Trong ngày Rằm tháng 7, bên cạnh việc cúng Phật, các gia đình cũng thường dành riêng một mâm cúng vị thần linh, tổ tiên. Theo truyền thống, mâm cúng thần linh sẽ có lễ vật là gà trống nguyên con hoặc xôi, bánh chưng.

Còn với mâm cúng tổ tiên, gia chủ có thể cúng mặn hoặc chay tùy theo phong tục, bao gồm các món như: gà, vịt luộc, xôi gấc, bánh chưng, chè kho, rượu trắng. Bên cạnh đó, còn có các bông hoa tươi, trái cây và rượu ngon lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.

Mâm cúng chúng sinh, cô hồn: Theo quan niệm của người Việt, mâm cúng chúng sinh, cô hồn sẽ không nên cúng mặn mà chỉ nên dùng lễ vật chay như: gạo, muối, cháo trắng, rau củ quả, bánh kẹo, nến và tiền vàng mã. Lễ vật này mang ý nghĩa cầu nguyện cho những oan hồn trong cõi âm được siêu thoát. Nghi thức cúng cô hồn thường được tổ chức ngoài trời hoặc trước sân nhà, sau đó gia chủ sẽ đọc văn khấn cầu nguyện và vãi gạo muối xuống đất. Mục đích là mong muốn các oan hồn được giải thoát và siêu lên cõi tịnh độ.

Rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan thực sự là ngày đặc biệt, khi không chỉ chứa đựng những giá trị tâm linh ý nghĩa mà còn là dịp để nhắc nhở mỗi người về nguồn cội, lòng biết ơn với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Trong ngày này, bạn hãy tham gia các nghi lễ truyền thống ở chùa để tìm kiếm sự an lành và nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình. Bạn cũng đừng quên dành thật nhiều sự quan tâm, tình thương yêu cho ông bà, cha mẹ qua lời thăm hỏi chân thành và những món quà ý nghĩa.


Tin cùng chuyên mục