Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Mưa lớn gây chia cắt nhiều xã miền núi Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 16:05, 09/09/2022

Mưa lớn suốt từ ngày 7 đến chiều 8/9 đã gây cô lập một số bản làng ở các huyện vùng cao Thanh Hóa. Hiện nhiều tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện về các xã vùng sâu, vùng xa đang bị mưa lũ chia cắt.

Một phần xã Thanh Lâm bị chia cắt
Một phần xã Thanh Lâm bị chia cắt

Tại các huyện như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân mưa lớn khiến lũ trên sông, suối ở các địa phương này đang dâng cao. Đặc biệt, tại bản Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân đã bị cô lập với các địa phương lân cận do mưa lớn, gây ngập sâu các tuyến đường vào bản.

Cụ thể, do mưa lớn kèm lũ từ thượng nguồn sông suối đổ về đã làm ngập sâu nhiều đập tràn trên tuyến tỉnh lộ 520B, khiến cho các xã Thanh Hòa, Thanh Quân, Thanh Lâm, Thanh Phong, huyện Như Xuân đang tạm thời bị chia cắt với trung tâm huyện.

Lãnh đạo huyện Như Xuân cho biết, cán bộ lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn của huyện hiện đang ở cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống mưa lũ.

Mưa lũ cũng đã làm ngập úng 4,4 ha lúa mùa của bà con nông dân huyện Như Xuân đang trong thời kỳ làm đòng, trổ bông.

Một đoạn đường qua xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân bị tràn
Một đoạn đường qua xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân bị tràn

Chiều 8/9, theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, trong ngày qua, lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động như sau: Thăng Thọ (Nông Cống) 117,8 mm; Như Xuân, Như Thanh 81,2 mm; Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh) 79,8 mm; Mai Lâm (thị xã Nghi Sơn) 79,4 m; Thanh Quân (Như Xuân) 68,6 mm...

Trong khoảng 6 giờ tới, địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, cục bộ có nơi mưa vừa đến mưa to, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ có nguy cơ xảy ra trên địa bàn các huyện…

Trong chiều 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công văn về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc xoáy, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Một phần xã Thanh Lâm bị chia cắt
Một phần xã Thanh Lâm bị chia cắt

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành và các đơn vị liên quan theo dõi chặt các bản tin cảnh báo, dự báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.

Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức Tết Trung thu; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.

Các đơn vị liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; hạn chế thấp nhất thiệt hại; thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, trên sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều, các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Đoạn đường bị ngập ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân
Đoạn đường bị ngập ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân

Các đơn vị, địa phương rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn phân luồng giao thông tại các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; triển khai công tác bảo đảm an toàn, phòng, chống ngập lụt cho các khu đô thị tập trung, các khu công nghiệp, các hầm, lò, khu khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, hệ thống đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, hồ thủy lợi và trọng điểm đê điều xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Các đơn vị truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất cho cộng đồng, nhất là đối với khách du lịch và người dân tại các khu vui chơi giải trí có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Tin cùng chuyên mục
Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Nằm trong lòng thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, làng văn hóa du lịch (VHDL) Lũng Cẩm gây ấn tượng đối với du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống tại đây. Lũng Cẩm còn đặc biệt bởi có những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi cổ kính, từng được chọn làm bối cảnh chính cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Chuyện của Pao, Lặng yên dưới vực sâu...