Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Mũi Né được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Nguyệt Anh - 05:16, 31/08/2024

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Quyết định số 2354/QĐ-BVHTTDL công nhận Khu du lịch quốc gia Mũi Né (thuộc tỉnh Bình Thuận). Theo đó, Khu du lịch quốc gia Mũi Né có diện tích khoảng 14.760ha, với khoảng 1.000ha diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch.

Đồi cát ở Mũi Né - Ảnh MTH
Đồi cát ở Mũi Né - Ảnh MTH

Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ được phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng, Bàu Sen và các đồi cát ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xói lở bờ biển; phát triển hài hòa giữa du lịch với khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp và năng lượng; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Khu du lịch quốc gia Mũi Né cũng sẽ tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu, chú trọng chất lượng và hiệu quả, đa dạng về sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch biển, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, đi đôi với chú trọng khai thác giá trị di tích, văn hóa của dân tộc Chăm và các giá trị địa hình đồi cát độc đáo, tạo cơ sở đột phá đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2030 Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những rặng dừa bên bờ biển Mũi Né
Những rặng dừa bên bờ biển Mũi Né

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 14 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt trên 2,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Tạo việc làm cho khoảng 24.000 lao động trực tiếp vào năm 2025 và trên 45.000 người vào năm 2030.

Hình thành các Phân khu du lịch chính gồm: Phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình có diện tích khoảng 500ha; phân khu du lịch biển Mũi Né, diện tích khoảng 340ha; phân khu du lịch chuyên đề-du lịch Cát, diện tích khoảng 100ha.

Địa hình độc đáo ở đồi cát Mũi Né là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình du lịch
Địa hình độc đáo ở đồi cát Mũi Né là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình du lịch
Tin cùng chuyên mục
Sa Pa khắc phục hậu quả thiên tai, chào đón du khách trở lại

Sa Pa khắc phục hậu quả thiên tai, chào đón du khách trở lại

UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã chính thức thông báo khôi phục hoạt động của các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã. Theo đó, khu du lịch cáp treo Fansipan Legend đã khôi phục từ ngày 13/9. Các khu, điểm du lịch như Thác Bạc, Vườn đá Tả Phìn, Thung lũng xanh, Vườn hồng mộng mơ, Suối Vàng - thác Tình Yêu, Hàm Rồng, Cát Cát đã khôi phục từ ngày 14/9. Các điểm: Đồi Hoa hồng cổ, thung lũng Mường Hoa, Sín Chải tiếp tục theo dõi tình hình.