Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 8 đợt thi Đánh giá năng lực

BĐT - 17:13, 04/01/2023

Trước khi diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét điểm vào đại học, nhiều thí sinh đặt câu hỏi, kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 như thế nào? Các bước đăng ký dự thi ra sao? Có mấy đợt thi? Quy mô như thế nào? GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội trả lời về vấn đề này cụ thể như sau.

Thí sinh sẽ thi trực tiếp trên máy tính tại nhiều điểm thi trên cả nước
Thí sinh sẽ thi trực tiếp trên máy tính tại nhiều điểm thi trên cả nước

Triển khai Đề án thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2023 được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phê duyệt tại Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 12 năm 2022, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo kế hoạch thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2023 như sau:

1. Đối tượng dự thi

Học sinh theo học chương trình trung học phổ thông có nguyện vọng thi HSA; đảm bảm quy định phòng dịch của chính quyền địa phương (nếu có).

2. Thời gian và địa điểm thi

Đợt thi

Đăng ký thi

Ngày thi

Địa điểm

Số chỗ dự kiến

301

9h00: 06/2/2023

10-12/03/2023

Hà Nội, Thái Nguyên

8.000

302

9h00: 06/2/2023

25-26/03/2023

Hà Nội, Hải Phòng

8.000

303

9h00: 06/2/2023

06-09/04/2023

Hà Nội, Nam Định,

Thanh Hóa

12.000

304

9h00: 06/2/2023

22-23/04/2023

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

12.000

305

9h00: 18/3/2023

11-14/05/2023

Hà Nội, Nam Định,

Hải Phòng, Thanh Hóa

12.000

306

9h00: 18/3/2023

20-21/05/2023

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

15.000

307

9h00: 18/3/2023

27-28/05/2023

Hà Nội, Hưng Yên,

Nam Định

15.000

308

9h00: 18/3/2023

03-04/06/2023

Hà Nội, Hưng Yên,

Thái Nguyên, Hải Phòng

12.000

Lịch thi có thể được điều chỉnh phù hợp với công tác phòng dịch Covid-19.

3. Đăng ký ca thi và lệ phí

Thí sinh đăng ký dự thi tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/ hoặc http:/hsa.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng. Hệ thống đăng ký ca thi chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm. Lệ phí đăng ký và dự thi nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi. Sau 96 giờ thí sinh không nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy. Chi tiết hướng dẫn đăng ký dự thi và nộp phí đăng ký dự thi xem tại http://khaothi.vnu.edu.vn/.

Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023). Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày. Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký.

Lệ phí dự thi năm 2023 là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi (Năm trăm ngàn đồng/thí sinh/lượt thi). Lệ phí đã nộp không hoàn lại với bất kỳ lí do gì. Thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí.

4. Tổ chức thi

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức thi từ 10/3/2023 đến 04/6/2023 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

5. Bài thi

Bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT làm trên máy tính, thời gian từ 195-199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Chi tiết xem bài "Đề thi tham khảo" tại cổng thông tin khảo thí - http://khaothi.vnu.edu.vn/.

6. Giấy chứng nhận kết quả

Thí sinh tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Giấy chứng nhận kết quả được gửi qua đường thư bảo đảm theo địa chỉ và số điện thoại khai báo tại tài khoản đăng ký thi HSA.

Số điện thoại hỗ trợ thí sinh 19.00.8668.91 (giờ hành chính) hoặc email: khaothi@vnu.edu.vn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.