Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022

T.Hợp - 08:10, 01/06/2022

Ngày 31/5, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022. Trong đó, bài thi cao nhất đạt 1.107 điểm (thang điểm 1.200) và thấp nhất là 212 điểm.

Công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022

Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022 có 38.774 thí sinh tham dự, đạt hơn 96% số thí sinh đăng ký dự thi đợt 2, trong đó có 25.255 thí sinh đã dự thi đợt 1.

Điểm trung bình của thí sinh là 671,9 điểm (thang điểm 1.200 ), có 61 thí sinh hơn 1.000 điểm. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.107 điểm và thấp nhất là 212 điểm. Tính chung cả 2 đợt thi năm 2022 có tổng cộng 92.891 thí sinh dự thi.

Từ chiều 31/5, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên hệ thống website https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn. Từ ngày 10/6, giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện theo hình thức thư bảo đảm đến địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký trước đó.

Dự kiến trước ngày 30/6 (tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT), các đơn vị trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ lọc ảo, xét tuyển chung và công bố kết quả thí sinh trúng tuyển. Đối với các đơn vị ngoài, đơn vị sẽ căn cứ vào số liệu được cung cấp để có phương án tuyển sinh phù hợp.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM có 86 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển.

Trong đó, 62 đơn vị sử dụng cùng hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến tại trang http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn với 1.589 ngành học. Sau 2 đợt thi tại 17 tỉnh/thành phố, gần 93.000 thí sinh đã đăng ký 380.000 nguyện vọng./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.