Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Năm học mới nơi tâm dịch bạch hầu Cư Pui

Lê Hường - 16:55, 23/09/2020

Xã Cư Pui, huyện Krông Bông là tâm dịch bệnh bạch hầu của tỉnh Đăk Lăk. Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 41 ca bệnh thì xã Cư Pui có 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại 6 thôn, buôn. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, chính quyền xã Cư Pui, huyện Krông Bông cũng như ngành Y tế Đăk Lăk đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, vừa vận động học sinh đến trường để không ảnh hưởng công tác dạy và học.

Hiện nay, toàn bộ người dân xã Cư Pui đã được tiêm vacxin phòng bệnh bạch hầu mũi 2
Hiện nay, toàn bộ người dân xã Cư Pui đã được tiêm vacxin phòng bệnh bạch hầu mũi 2

Tích cực kiểm soát dịch bệnh 

Xã Cư Pui có 13 thôn, buôn với 2.685 hộ, hơn 13.880 nhân khẩu, trong đó 87% dân số là đồng bào DTTS. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở Cư Pui vẫn còn chiếm 46% tổng số hộ toàn xã. Cư Pui cũng là “vùng lõm” về tiêm Vacxin phòng bệnh của tỉnh. Vì vậy, từ khi dịch bạch hầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh, Cư Pui liên tục ghi nhận các ca bệnh.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui Nguyễn Văn Tâm, ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, ngành Y tế huyện, tỉnh đã thực hiện cách ly, phun hóa chất thôn, buôn có người mắc bệnh, tiêm Vacxin, uống kháng sinh dự phòng cho Nhân dân… Xã còn dịch tài liệu tuyên truyền sang tiếng Mông, rồi thu âm vào điện thoại phát qua Bluetooth đến loa di động đi đến từng khu dân cư để tuyên truyền, từ đó nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh nói chung, bệnh bạch hầu nói riêng.

Ngoài ra, ngành Y tế đã tổ chức tiêm Vacxin phòng bệnh cho mọi người dân trên địa bàn xã. Trong đó, đối với học sinh, trước khi vào năm học mới, tất cả học sinh mọi lứa tuổi trên địa bàn xã đã được tiêm mũi 2 Vacxin phòng bệnh bạch hầu. Đến nay, chưa phát hiện ca mới, dịch bệnh bạch hầu đã được kiểm soát.

“Cuộc sống của người dân ở đây đã trở lại bình thường sau những ngày cách ly, hoang mang lo lắng vì dịch bệnh. Còn cấp ủy đảng, chính quyền và các trường học đã vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, vệ sinh trường lớp vừa phân công giáo viên đến từng nhà học sinh tuyên truyền, vận động học sinh. Nhờ đó, ngay từ ngày đầu khai giảng, các em đã đi học đầy đủ”, ông Tâm chia sẻ.

Học sinh yên tâm đến trường

Năm học 2020 - 2021, toàn xã Cư Pui có 5 trường học với hơn 3.000 học sinh từ mầm non đến THCS, phần lớn là con em đồng bào DTTS. Trong tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngay từ đầu tháng 9, bên cạnh công tác chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trường lớp, lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các thầy cô giáo các trường học trên địa bàn còn về tận các hộ dân thăm hỏi, động viên, tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các bậc phụ huynh mua sách vở, đồ dùng học tập và cho con em mình đến trường đầy đủ.

Vào Cư Pui sinh sống đã 15 năm, Anh Mai Văn Chinh, thôn Ea Lang chưa bao giờ cảm thấy lo lắng như thời gian vừa qua do dịch bệnh hoành hành ở địa phương. Anh Chinh chia sẻ: “Nhờ chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh, giờ tôi đã hiểu và không còn lo lắng nhiều nữa. Thầy cô đến tận nhà thông báo về việc vệ sinh phòng dịch tại trường học nên gia đình cũng rất yên tâm”. 

Thầy Nguyễn Hồng Thuần, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui 2 cho biết: Năm học mới này, toàn trường có 1.114 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài điểm chính, trường còn có 3 điểm trường ở các thôn Ea Rớt, Cư Tê và Ea Uôl, trong đó điểm trường thôn Ea Rớt là xa nhất, cách trường chính đến 12km, giao thông đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đường đất. 

“Năm học này, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu tại trường, tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường đều tích cực đi vận động, tuyên truyền để phụ huynh và học sinh đều hiểu rõ, yên tâm đến lớp”, thầy Thuần chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.