Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Nâng cao chất lượng dân số đối với các DTTS rất ít người: Cần có bệ đỡ từ chính sách

Sỹ Hào - 16:04, 27/11/2019

Chất lượng dân số được xác định là “cửa ngõ xung yếu” để phát triển bền vững quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc xây dựng chính sách phù hợp để phát triển dân số trong tình hình mới là hết sức cấp thiết, nhất là đối với 16 DTTS có số dân dưới 10 nghìn người.

Các DTTS rất ít người cần được quan tâm hơn để nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh minh họa)
Các DTTS rất ít người cần được quan tâm hơn để nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh minh họa)

Chất lượng dân số thấp

Những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; tuổi thọ trung bình tăng nhanh…

 Theo ông Trần Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ (Bộ Y tế), nếu như năm 1993, tuổi thọ trung bình của nước ta chỉ đạt 65,5 tuổi, thì năm 2018 đã tăng lên 73,5 tuổi. Ngoài ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4… 

Mặc dù vậy, theo ông Tú, công tác dân số đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là thực trạng chất lượng dân số không đồng đều giữa các vùng miền và giữa các cộng đồng dân tộc. Đặc biệt, đối với các DTTS rất ít người (dân số dưới 10 nghìn người) thì chất lượng dân số rất thấp. 

Nhận định của Tổng Cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ “khớp” với khảo sát của Ủy ban Dân tộc khi đánh giá thực trạng chất lượng dân số DTTS rất ít người (Si La, Ơ-đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha, La Hủ). Kết quả khảo sát cho thấy, rất nhiều chỉ số đáng lo ngại cần phải quan tâm đặc biệt. 

 Xét về quy mô, dân số của các DTTS rất ít người có gia tăng, nhưng không nhiều. Đáng chú ý, dân số của một số DTTS rất ít người đang có chiều hướng giảm (dân tộc Ngái giảm từ 1.035 người vào năm 2009 xuống còn 999 người vào năm 2015; dân tộc Lô Lô từ 4.541 người năm 2009 xuống còn 4.314 người năm 2015).

Về chất lượng dân số, tuổi thọ trung bình của các DTTS rất ít người thấp hơn 3,4 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước (73,5 tuổi). Đặc biệt, một số dân tộc có tuổi thọ trung bình thấp hơn rất nhiều, như: La Hủ (57,6 năm), Lự (59,3 năm), Mảng (60,2 năm), Si La (61,3 năm)… 

Ngoài ra, các DTTS rất ít người có tầm vóc trung bình rất thấp (chiều cao trung bình là 1,40 - 1,55m, cân nặng trung bình 40 - 45kg). Tỷ lệ trẻ em người DTTS suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao; đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người DTTS rất ít người. 

Lồng ghép chính sách dân số

Thời gian qua, thông qua các chính sách đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa…), vấn đề nâng cao sức khỏe và chất lượng dân số đối với các DTTS rất ít người đều được quan tâm. Tuy nhiên, do kinh tế phát triển không đồng đều, các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn chế, nhiều tập quán lạc hậu (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…) vẫn còn tồn tại, nên công tác dân số ở vùng đồng bào các DTTS rất ít người gặp rất nhiều trở ngại. 

 Hiện, công tác dân số đã được chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, thực hiện theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Điều này cũng đồng nghĩa, công tác dân số ở vùng đồng bào DTTS rất ít người cũng phải được thực hiện toàn diện hơn. 

Bởi vậy, thời gian tới cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào DTTS, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, khi xây dựng và triển khai chính sách dân số cần lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.