Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ngăn chặn hoạt động tà đạo ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông: Nắm bắt tình hình, quyết liệt xử lý (Bài 1)

Lê Hường - 10:20, 12/12/2023

Tỉnh Đắk Nông có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động, với hơn 273 nghìn tín đồ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số đạo lạ, hoạt động có tính chất tà đạo, không được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong một bộ phận Nhân dân. Trước thực tế này, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc, bám sát tình hình, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn tà đạo, giữ bình yên bon làng.

Thời gian gần đây, tổ chức tà đạo Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” xuất hiện tại huyện Đắk Glong. Hoạt động của tà đạo không chỉ vi phạm pháp luật mà lệch chuẩn mực văn hóa tín ngưỡng, thậm chí mục đích sâu xa hơn là gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 

Công an huyện Đắk Glong phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền người dân cảnh giác với tà đạo
Công an huyện Đắk Glong phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền người dân cảnh giác với tà đạo

Tà đạo xâm nhập ở xã vùng sâu

Nghe lời dự dỗ, mua chuộc, dọa dẫm của đối tượng lạ, ông G.A.P, thôn 5, xã Đắk Plao đã từng u mê đưa cả gia đình đi tin và sinh hoạt tôn giáo theo Hội thánh Đức chúa trời mẹ.

Ông G.A.P kể: Khi họ mới về đây truyền đạo, nghe họ nói về giáo lý rất hấp dẫn, gia đình tôi bỏ sinh hoạt đạo tin lành để theo Hội thánh Đức chúa trời mẹ. Tham gia sinh hoạt Hội thánh Đức chúa trời mẹ, tôi mới biết Hội có rất nhiều quy định, trong đó có việc bắt buộc tín đồ phải dâng lễ thờ phượng bằng 1/10 thu nhập của bản thân và các thành viên trong gia đình. Với quy định như vậy, một tháng gia đinh tôi phải đóng ít nhất cũng 100 nghìn đồng tiền dâng lễ.

Cũng như ông G.A.P, nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng, các thành viên trong gia đình ông S.S.K và S.S.V bỏ sinh hoạt đạo chính thống để đi theo Hội thánh Đức chúa trời mẹ, hàng tháng, các gia đình phải nộp 10% số tiền thu nhập để dâng lễ.

Với luận điệu dụ dỗ,dọa dẫm tín đồ nếu không theo, không đi sinh hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ... sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ bị đày xuống “hồ lửa”,   nếu tin, làm theo, khi chết sẽ được lên “nước thiên đàng”, chỉ trong thời gian ngắn Hội thánh Đức chúa trời mẹ đã lôi kéo được 28 người chủ yếu người dân ở thôn 5 xã Đắk Plao tham gia sinh hoạt.

Thời gian đầu xâm nhập vào địa bàn, Hội thánh Đức chúa trời mẹ tổ chức truyền đạo và sinh hoạt tập trung. Để tránh sự phát hiện, theo dõi của cơ quan chức năng, các đối tượng liên tục thay đổi cách thức hoạt động, sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh dể trao đổi thông tin, cất giữ tài liệu và liên lạc với nhau.

"" Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ" còn bắt buộc tín đồ phải dâng lễ thờ phượng bằng 1/10 thu nhập của bản thân và các thành viên trong gia đình.
" Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ" còn bắt buộc tín đồ phải dâng lễ thờ phượng bằng 1/10 thu nhập của bản thân và các thành viên trong gia đình (Ảnh TL)

Nỗ lực ngăn chặn

Sớm phát hiện Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” xâm nhập, hoạt động trên địa bàn làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở, chính quyền, lực lượng chức năng. Điển hình là Công an huyện Đắk Glong đã phối hợp với chính quyền địa phương quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn việc tụ tập truyền giáo và sinh hoạt tôn giáo trái phép, từng bước đầy lùi tà tạo.

Theo thông tin từ Công an huyện Đắk Glong, Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” tên chính thức và đầy đủ là Hội thánh của Đức Chúa trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành thế giới, có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Hội thánh Đức chúa trời mẹ du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2001. Dù không được thừa nhận là một tổ chức tôn giáo tại Việt Nam, không được cấp phép để hoạt động, nhưng hội nhóm này vẫn lén lút lôi kéo những người dân nhẹ dạ, cả tin để sinh hoạt trái phép.

Đối chiếu quy định hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tổ chức Hội thánh Đức chúa trời mẹ không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức riêng. Nội dung mà các đối tượng truyền bá trong các buổi sinh hoạt mang tính cực đoan, đi ngược lại với truyền thống văn hóa của dân tộc như: cưỡng ép, xúi dục người tin theo từ bỏ phong tục thờ ông, bà tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, đập phá bàn thờ, ruồng bỏ gia đình, coi người thân như ma quỷ khi bị phản đối. Mục đích hoạt động chính là vụ lợi nên không đủ điều kiện để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cũng như không được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.

Qua bám nắm địa bàn, Công an huyện Đắk Glong đã phát hiện Hội thánh đức chúa trời mẹ tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung trên địa bàn khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, cho phép; tài liệu tuyên truyền là những văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc; ảnh hưởng đến truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức gia đình, xã hội.

Cuộc sống yên bình thường ngày của người dân thôn 5, xã Đắk Plao
Cuộc sống yên bình thường ngày của người dân thôn 5, xã Đắk Plao

Không riêng tại huyện Đắk Glong, hoạt động của Hội thánh đức chúa trời mẹ ở một số địa phương khác trong thời gian qua cho thấy, tổ chức này đã vi phạm nghiêm trọng các điều cấm quy định tại Ðiều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 với các nội dung như: ép buộc, mua chuộc người khác; xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi…

Thậm chí, gây chia rẽ, kích động gây mâu thuẫn giữa những người theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo, có dấu hiệu trục lợi cá nhân, gây hoang mang trong dư luận quần chúng Nhân dân ở một số địa bàn, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Công an huyện Đắk Glong phối hợp với chính quyền địa phương, ngăn chặn, xử lý việc tụ tập truyên truyền, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật của các đối tượng, tiến hành mời và làm việc, đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, cốt cán. Đến nay, Hội thánh đức chúa trời mẹ không còn sinh hoạt tập trung trên địa bàn, nhiều người bị dụ dỗ đi theo Hội nhóm này đã quay trở lại sinh hoạt tôn giáo chính thống.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Công an huyện Đắk Glong cho biết: Ngay sau khi nắm được thông tin Hội thánh đức chúa trời mẹ hoạt động trái phép của trên địa bàn, Công an huyện đã cử lực lượng xác minh, làm rõ các đối tượng, các hoạt động và đánh giá mức độ nguy hiểm, hành vi của các đối tượng. 

Đồng thời, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành thực hiện các giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của tổ chức đối với địa bàn, gây mất an ninh trật trự trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.