Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ngăn chặn hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng trái phép ở Điện Biên: Gặp những người đã rũ bỏ được "gánh nặng" (Bài 2)

Trương Hữu Thiêm - 09:03, 11/12/2023

Được sự giúp đỡ của cán bộ Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Mường Mươn, nhóm phóng viên chúng tôi tới bản Co Đứa, xã Na Sang gặp gia đình anh Tráng A Sùng và anh Tráng A Tùng, đây là những gia đình cuối cùng trong bản chính thức ký cam kết từ bỏ không tin theo đạo “Bà cô Dợ”...

Ngày hội “Đại Đoàn Kết” tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (12/2023).
Tăng cường các hoạt động giao lưu, gắn kết qua các sự kiện văn hóa, lễ hội của Nhân dân (Trong ảnh:Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (12/2023).

Được biết, không chỉ đơn thuần ký cam kết từ bỏ đạo như mọi người, mà gia đình anh Tráng A Tùng còn làm cơm mời lãnh đạo bản và đại diện Đồn Biên phòng và chính quyền xã đến nhà chia vui với nhà mình. 

Nhắc lại chuyện này, anh Tráng A Tùng trải lòng: Sau thời gian nghe theo họ, mình và một số gia đình mất nhiều tiền bạc và nhất là thời gian cho đạo “Bà cô Dợ”. Giờ thì các gia đình đã nhận ra con đường lạc lối, tin tưởng vào những điều mê muội linh tinh. Mình và gia đình đã trở lại công việc quen thuộc, khôi phục nương để trồng ngô, lúa, trong đó có sự chung tay, giúp đỡ giống vốn của lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng đứng chân trên địa bàn.

 Tráng A Tùng cũng chỉ cho chúng tôi thấy về mảnh đất anh bỏ hoang ngày nào để đi theo những lời tuyên truyền vu vơ, giờ được cày xới, gieo hạt cho những mùa vàng bội thu, mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình anh như bao năm tháng trước đây... 

Cùng niềm vui như anh Tráng A Tùng, anh Vừ A Vó (bản Hua Chim 2, xã Ma Thì Hồ), cho biết, sau khi tự nguyện làm bản cam kết từ bỏ đạo “Bà cô Dợ”, anh và các thành viên trong gia đình như rũ bỏ được “gánh nặng”, giờ mới ăn ngon ngủ yên, tập trung làm những công việc chăn nuôi, cấy trồng để có lương thực cho gia đình, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên chính mảnh đất quê hương mình...

Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Nậm Pồ tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, dân chủ ở cơ sở năm 2023.
Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Nậm Pồ tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, dân chủ ở cơ sở năm 2023.

Cùng là địa bàn biên giới Việt Nam - Lào như huyện Mường Chà, huyện Nậm Pồ cũng không tránh khỏi việc một số người dân bị ảnh hưởng bởi các tà đạo. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp tổ chức thực hiện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. 

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, quản lý Nhà nước về tôn giáo được thực hiện có hiệu quả theo quy định; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho đồng bào DTTS, đồng bào tôn giáo hiệu quả. Tư tưởng của Nhân dân các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện ổn định, các hoạt về tôn giáo được thực hiện thuần túy, đảm bảo theo quy định của pháp luật; trên địa bàn huyện không xảy ra vụ việc, hiện tượng phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến dân tộc, tôn giáo.

Chia sẻ với phóng viên về tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nậm Pồ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính với 8 hệ phái. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh, năm vừa qua huyện Nậm Pồ  triển khai thực hiện 36 Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS nói chung và vùng có bà con theo đạo nói riêng. Tổng mức đầu tư trên 840 tỷ đồng; hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình chính sách làm 63 nhà ở, tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng; Thăm tặng trao hơn 130 suất quà cho các điểm nhóm tôn giáo vào dịp lễ Noel năm 2021 và 96 suất quà trong năm 2022; kết nạp thêm 181 đảng viên mới, trong đó DTTS là gần 160 người, chiến 87%”...

Thực tế ghi nhận Mường Chà và Nậm Pồ, là hai trong số những địa phương làm tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Dưới sự lãnh đạo toàn diện và cụ thể của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trong nỗ lực chung, các huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng sâu, biên giới; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và bà con vùng có đạo nói riêng, để họ ổn định cuộc sống, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc và đoàn kết giữa các tôn giáo...

Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!