Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ngành Điện miền Bắc: Chung tay khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Hồng Phúc - 20:33, 24/04/2020

Trước sự ảnh hưởng của thiên tai và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tới toàn xã hội nói chung và ngành Điện nói riêng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang nỗ lực duy trì hoạt động ổn định, bảo đảm cung ứng điện đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh (SX-KD) và sinh hoạt của Nhân dân.

Công ty Điện lực Thái Bình tích cực sửa chữa điện, khắc phục sự cố sau thiên tai.
Công ty Điện lực Thái Bình tích cực sửa chữa điện, khắc phục sự cố sau thiên tai.

Khắc phục sự cố trong mọi tình huống

Trong các tháng đầu năm 2020, tại một số tỉnh thành miền Bắc tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều lần mưa đá, dông lốc đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc đã gây ngập úng, hư hỏng nhà cửa, gẫy đổ cây cối, cột điện ở nhiều tỉnh/thành phố miền Bắc, như: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Cao Bằng, Thái Bình, Hưng Yên... Lưới điện và tài sản do ngành Điện miền Bắc bị ảnh hưởng và thiệt hại nhiều tỷ đồng, nhưng công nhân ngành Điện các tỉnh miền Bắc đã kịp thời khắc phục sự cố để cấp điện trở lại.

Rạng sáng ngày 18/3 vừa qua, trong những ngày cao điểm của thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách của Chính phủ để đẩy lùi dịch Covid-9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra hiện tượng dông lốc, sét đánh kết hợp mưa đá khiến lưới điện bị ảnh hưởng, gây gián đoạn cấp điện cho khách hàng khu vực huyện Lập Thạch và Tam Đảo. Ngay khi sự cố xảy ra, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã nhanh chóng triển khai các phương án khắc phục sự cố và chuyển phương thức cấp điện để giảm tối đa thời gian và phạm vi mất điện của khách hàng.

Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, nhu cầu sử dụng điện tại các hộ gia đình tăng cao, nhiều khu vực phụ tải tăng đột biến, gây sự cố đột xuất, các đơn vị trực thuộc EVNNPC đã thực hiện nhiều biện pháp an toàn cũng như khắc phục nhanh nhất các sự cố lưới điện để nỗ lực cung cấp điện an toàn, ổn định cho mọi khách hàng sinh hoạt và các phụ tải quan trọng như: Khu cách ly, bệnh viện dã chiến, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện...

Nỗ lực cung ứng điện ổn định

Thời gian qua, bên cạnh việc bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, người lao động của Tổng công ty, EVNNPC luôn duy trì hoạt động ổn định trên tất cả các mặt công tác, bảo đảm cung ứng điện đáp ứng nhu cầu hoạt động SX-KD và sinh hoạt của Nhân dân, hạn chế rủi ro trước các ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các đơn vị trong toàn EVNNPC đã chủ động xây dựng các kịch bản tham gia ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bảo đảm yêu cầu cung ứng điện kịp thời, an toàn, liên tục trong mùa dịch, đặc biệt tại các vùng dịch, khu dã chiến và các tòa nhà cách ly trên địa bàn quản lý theo yêu cầu của Chính phủ.

EVNNPC đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công văn, công việc. Đối với công tác tiếp nhận yêu cầu các dịch vụ điện (như cấp điện mới, các dịch vụ trong thực hiện hợp đồng mua bán điện), các Công ty Điện lực đã và đang thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu qua tất cả các kênh cung cấp dịch vụ (tại các Trung tâm Chăm sóc khách hàng và phòng Giao dịch khách hàng...), đặc biệt ưu tiên qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo số liệu từ EVN, trong tháng 3/2020 các Tổng Công ty Điện lực, trong đó có EVNNPC, đã tiếp nhận 745.000 yêu cầu về dịch vụ điện, trong đó 92,5% số yêu cầu được khách hàng thực hiện trực tuyến và qua các Trung tâm Chăm sóc khách hàng. Từ khi Cổng Dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động (9/12/2019) đến đầu tháng 4/2020 có trên 23.000 hồ sơ xử lý trên Cổng, trong đó số yêu cầu về dịch vụ điện do EVN tiếp nhận, xử lý trên Cổng đã đạt 12.700 hồ sơ, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ xử lý trên Cổng.

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.