Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ngành học mới được cấp mã trong đào tạo, tuyển sinh

T.Hợp - 10:05, 02/07/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. Theo đó, danh mục thống kê ngành đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được bổ sung thêm nhiều ngành học mới.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, đối với bậc đào tạo đại học (ĐH), danh mục bổ sung các ngành mới như Sư phạm Lịch sử - Địa lý; Kinh tế số; Công nghệ tài chính; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Kỹ thuật hàng hải; Trinh sát kỹ thuật; Kỹ thuật công an nhân dân.

Đối với bậc đào tạo thạc sĩ, danh mục bổ sung thêm các ngành như: Giáo dục và phát triển cộng đồng; Tâm lý học lâm sàng; Luật; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Kỹ thuật hàng hải; Trinh sát kỹ thuật; Kỹ thuật công an nhân dân; An ninh phi truyền thống. 

Đối với đào tạo tiến sĩ, bổ sung thêm ngành Khoa học quản lý; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật hàng hải; Trinh sát kỹ thuật; Kỹ thuật công an nhân dân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc ban hành danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học nhằm phân loại, thống kê, phát triển các ngành và chương trình đào tạo của giáo dục đại học. Đồng thời, xây dựng và thực hiện các quy định về mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, kiểm định chất lượng, cấp và quản lý văn bằng trong giáo dục đại học.

Những ngành được đưa vào danh mục ngành chính thức khi đáp ứng được các điều kiện như: Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới; Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong danh mục; Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được; đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới; đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước. Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.

Bên cạnh đó, tại danh mục đào tạo này, một số ngành nghề cũng được chuyển vị trí đến nhóm ngành phù hợp hơn, hoặc được đổi tên, hoặc sửa mã ngành. Chẳng hạn ngành huấn luyện thể thao thuộc nhóm đào tạo giáo viên được chuyển đến nhóm ngành thể dục thể thao và được sửa lại mã ngành, ngành nhãn khoa được đổi tên từ ngành mắt nhãn khoa, các ngành y học dự phòng, y học cổ truyền, tổ chức quản lý dược, biên phòng, khí tượng và khí hậu học, chủ nghĩa xã hội khoa học… được đổi sang mã ngành khác.

Thông tư Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/7/2022, thay thế cho Thông tư số 24/2017/BGDĐT về việc ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học và Thông tư số 25/2017/BGDĐT về việc ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.