Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Nghệ An: Câu hỏi đặt ra từ thực trạng đập Khe Ngang

PV - 10:42, 01/04/2019

Công trình đập thủy lợi Khe Ngang, xóm Sơn Lĩnh 2, xã Thanh Lâm do UBND huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ được 3 năm thì đập đã bị xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cũng như đe dọa an toàn của người dân trong mùa mưa lũ.

Bê tông thân đập Khe Ngang bị bong tróc từng mảng nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ gây lo lắng cho người dân. Bê tông thân đập Khe Ngang bị bong tróc từng mảng nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ gây lo lắng cho người dân.

Đối với người dân địa phương, đập thủy lợi Khe Ngang được xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Bên cạnh việc tích nước để tưới cho cây trồng, đập thủy lợi Khe Ngang còn làm nhiệm vụ điều hòa không khí đảm bảo môi sinh, môi trường. Ông Nguyễn Văn B (xin được dấu tên) người dân sống ở xóm Sơn Lĩnh 2 cho biết: Đập thủy lợi được đầu tư khá qui mô, thế nhưng không hiểu nhà thầu thi công kiểu gì mà sử dụng chưa lâu đã xuống cấp hư hỏng. Đáng lo nhất là thân đập đã xuất hiện rò rỉ nước, nếu mùa mưa lũ nước dâng cao nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Người dân nhiều lần phản ánh với chính quyền hiện tượng này, nhưng đến nay chưa được khắc phục. Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho cuộc sống người dân…

Phản ánh của ông B và một số người dân ở xóm Sơn Lĩnh 2 là có cơ sở. Quan sát trực quan bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy sự xuống cấp hư hỏng này. Các thanh sắt, đường ống đã hoen gỉ, thoạt nhìn sẽ ngỡ rằng công trình được đưa vào sử dụng từ rất lâu. Rêu mốc xuất hiện ở khắp nơi, lòng đập xuất hiện tình trạng phồng rộp, bong tróc từng mảng bê tông lớn, thân đập xuất hiện nhiều điểm nước rò rỉ…

Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Sơn Lĩnh 2 cho biết: trong vòng 2 năm nay, đập xuống cấp nghiêm trọng do lá chắn của hệ thống van đập làm sai kỹ thuật nên ở lần xả đập đầu tiên đã bị hư van khiến xả đáy không mở thoát được; bể tiêu năng hiện cũng đã bồi đắp lấp kín nên không tích trữ nước được mùa khô hạn và không thể điều tiết nước trong mùa mưa lũ.

Bể tiêu năng đập Khe Ngang đã bị bồi lắng không hoạt động được nữa. Bể tiêu năng đập Khe Ngang đã bị bồi lắng không hoạt động được nữa.

Xung quanh việc đập Khe Ngang được xây dựng với số tiền lên đến hơn 14 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn đã xuống cấp, khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi là, có hay không việc rút ruột công trình khi thi công?

Không chỉ người dân bức xúc mà chính quyền sở tại cũng bất bình trước sự việc này. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương cho biết: Công trình đập thủy lợi Khe Ngang được xây dựng nhằm cung cấp nước tưới thường xuyên cho hơn 60ha lúa của Nhân dân 3 xóm: Sơn Lĩnh 1, Sơn Lĩnh 2 và Triều Long 1 của xã Thanh Lâm. Việc đập hư hỏng, xuống cấp đang gây lo lắng cho chính quyền địa phương và bà con, nhất là trong mùa mưa lũ. Nguy cơ vỡ thân đập đe dọa cuộc sống người dân luôn thường trực. Hằng năm mùa mưa lũ về địa phương phải cử người túc trực để kịp thời ứng phó với nguy cơ vỡ đập.

Cũng theo ông Thanh, những phần hư hỏng nhỏ xã đã cho người khắc phục còn về các hạng mục hư hỏng lớn và khó cũng đã báo cáo lên huyện đề nghị hỗ trợ sửa chữa, nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Thiết nghĩ, với công trình đầu tư với số tiền lớn, nhưng hiệu quả sử dụng chưa lâu đã xuống cấp hư hỏng, ngoài việc khắc phục, lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Nghệ An nên kiểm tra đánh giá lại chất lượng công trình, tránh tình trạng xảy ra sự cố mới khắc phục thì hậu quả khôn lường; đồng thời xem xét làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan để dẫn đến tình trạng trên.

Trong vòng 2 năm nay, đập xuống cấp nghiêm trọng do lá chắn của hệ thống van đập làm sai kỹ thuật nên ở lần xả đập đầu tiên đã bị hư van khiến xả đáy không mở thoát được; bể tiêu năng hiện cũng đã bồi đắp lấp kín nên không tích trữ nước được mùa khô hạn và không thể điều tiết nước trong mùa mưa lũ”. (Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Sơn Lĩnh)

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.