Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nghệ An: Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp

Hoàng Phúc - 09:00, 03/12/2022

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động mà còn giúp cơ sở GDNN nâng cao vị thế, vai trò đào tạo, thu hút học viên. Nghệ An phấn đấu năm học 2022 - 2023, tuyển sinh đào tạo cho 66.300 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,7% (trong đó tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ đạt 27,4%).

Nghệ An phấn đấu năm học 2022-2023 tuyển sinh đào tạo cho 66.300 người.
Nghệ An phấn đấu năm học 2022-2023 tuyển sinh đào tạo cho 66.300 người.

Đào tạo gắn với giải quyết việc làm bền vững

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký ban hành Chỉ thị triển khai nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp năm học 2022 - 2023.

Theo đó, các địa phương cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tăng cường, đổi mới công tác thông tin, truyền thông về GDNN nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của toàn xã hội. 

Đồng thời, xây dựng mối gắn kết chặt chẽ giữa GDNN với doanh nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với giải quyết việc làm bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

Năm học 2022 - 2023, Nghệ An phấn đấu tuyển sinh đào tạo cho 66.300 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,7% (trong đó tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ đạt 27,4%).

Bên cạnh đó, Nghệ An cũng ban hành Quyết định phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức hỗ trợ chi phí đào tạo cụ thể, đối với từng đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh.

Có 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: Người khuyết tật; người thuộc hộ đồng bào DTTS nghèo, người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; người DTTS, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; người thuộc hộ cận nghèo; người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác, người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc các đối tượng quy định trên; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Mỗi người học chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định này. Bên cạnh đó, những người đã được hỗ trợ đào tạo theo chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định này.

Làm tốt công tác đào tạo nghề từ cấp cơ sở

Tương Dương là huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, đây là nơi sinh sống của đồng bào 6 dân tộc, gồm: Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Thổ (nhóm Tày Poọng), Thái, Kinh. Đời sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người đồng bào DTTS. Thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ.

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phân luồng, hướng nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng, huyện đã ban hành, triển khai nhiều giải pháp, có chính sách hỗ trợ người lao động, học sinh. Qua đó góp phần từng bước thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Từ năm 2016 tới nay, công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng hóa hình thức đào tạo, quan tâm hơn công tác đào tạo nghề tại chỗ và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đáp ứng cơ bản nhu cầu người lao động.

Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An tạo mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp, giải quyết việc làm đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An tạo mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp, giải quyết việc làm đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ông Kha Văn Lập, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương cho biết: “Trong những năm qua, thực hiện Đề án (ban hành kèm Quyết định số 476/QĐ-UBND) về phân luồng học sinh sau THCS, THPT, huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hằng năm, số học sinh đăng ký học lên THPT đều đạt trên 70%, còn lại được định hướng đi học các trường đào tạo nghề có chất lượng. 

Tương Dương xác định rõ, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Từ đó, sẽ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người lao động, đặc biệt là lao động người DTTS”.

Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An, là một trong những cơ sở đào tạo nghề uy tín trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường thường xuyên tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động. Từ đó, tập trung đào tạo các ngành nghề thị trường lao động có nhu cầu cao, thuộc các lĩnh vực như Công nghệ ô tô, Công nghệ Hàn, Điện công nghiệp, May thời trang và các nghành nghề du lịch.

Việc gắn công tác đào tạo nghề của nhà trường với nhu cầu của các doanh nghiệp tạo ra lợi ích kép. Chất lượng đào tạo được nâng cao do doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trường thực hành tốt nhất, đồng thời giám sát quá trình đào tạo và chất lượng của học sinh sinh viên sau khi ra trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhanh chóng có đội ngũ lao động giỏi tay nghề, đáp ứng được nhu cầu công việc.

Em Nguyễn Văn Chung - sinh viên ngành Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An chia sẻ: “Sở dĩ em lựa chọn theo học ngành này, vì nhu cầu lao động của thị trường rất lớn. Quá trình học tập tại nhà trường, chúng em được tiếp cận những chương trình đào tạo mới, được tạo điều kiện thường xuyên thực tập tại các doanh nghiệp để nâng cao tay nghề. Em mong rằng, sau khi tốt nghiệp có thể nhờ gia đình hỗ trợ để mở một Gara sửa chữa ô tô của riêng mình”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.