Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Nghệ An: Dân phát huy tác dụng công trình tiền tỷ bỏ hoang

Ngô Hoài An - 14:50, 23/09/2019

Năm 1996, xã Châu Phong, huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) được Nhà nước xây dựng Công trình nước sinh hoạt tự chảy Huổi Què (Khe Quế), tại bản Đôm 1, với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng.

Nghệ An: Dân phát huy tác dụng công trình tiền tỷ bỏ hoang

Người dân bản Đôm 1 đã có nước sinh hoạt tại gia đình.

Công trình được thiết kế xây dựng gồm các hạng mục: Đập giữ nước đầu nguồn, hệ thống bể lọc, 8 bể chứa nước và tuyến đường ống dẫn nước có chiều dài gần 2km. Sau khi hoàn thành công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng nước không về được các bể chứa. Do không phát huy tác dụng nên công trình đã bị một số người đục khoét đường ống để dẫn nước vào ao cá, ruộng lúa của mình. Thậm chí, kẻ xấu còn trộm cả đường ống đem bán phế liệu.
“Nhìn công trình tiền tỷ của Nhà nước bị bỏ hoang và bị tàn phá vô tội vạ mà chúng tôi xót xa. Sống tại nơi có nguồn nước đi qua mà người dân vẫn phải đi hàng cây số lấy nước từ khe suối về dùng. Từ đó, người dân đã đồng lòng góp vốn với mức 500.000 đồng/hộ và 25 ngày công lao động để sữa lại công trình, lấy nước sinh hoạt”, ông Lương Văn Bình, Bí thư Chi bộ bản Đôm 1 tâm sự.

Để khôi phục và sửa chữa lại công trình, cấp ủy và Ban Quản lý bản phải mất cả tháng trời họp dân, bàn bạc với lãnh đạo xã và đã được UBND xã Châu Phong đồng ý. Khi bắt tay vào làm cũng khá vất vả, bởi các đường ống bị hỏng nhiều, đường vào đầu nguồn toàn đồi núi, cỏ cây rậm rạp rất khó tìm ra những chỗ hư hỏng.

Trong quá trình sửa chữa, bà con đã phát hiện ra nguyên nhân nước không về tới các bể chứa là do trước đây đường ống lắp đặt thấp hơn các bể chứa. Từ đó, bà con đã rút kinh nghiệm là đưa nước về thẳng từng nhóm hộ (không qua bể chứa nước cũ), dùng đường ống có lắp van xả, từng gia đình đưa nước về nhà bằng vòi nhựa vừa đỡ tốn công vừa giảm được chi phí. Bằng phương pháp này, chỉ sau thời gian ngắn, các hạng mục bị hư hỏng đã được bà con sửa chữa, lắp đặt lại, công trình đã phát huy tác dụng.

Ông Lương Xuân Nam, người dân bản Đôm 1 chia sẻ: “Hàng chục năm nay, dân bản chúng tôi phải đi lấy nước ở các khe suối về dùng. Nay, nhờ sự đồng lòng của bà con, người dân đã có nguồn nước sinh hoạt về tận nhà. Ngoài số vốn góp ban đầu, mỗi hộ chỉ phải đóng thêm 5-10.000 đồng/tháng để trả thù lao cho công tác bảo vệ. Không còn phải kham khổ như trước, giờ chỉ cần vặn vòi ra là thoải mái nước dùng”.

Để bảo vệ nguồn nước, người dân bản Đôm 1 đã họp và cử ra một tổ 3 người có trách nhiệm kiểm tra đường ống toàn tuyến từ đập chính đến cuối nguồn, giám sát các van nước tại các gia đình không để nước chảy tự do khi không sử dụng. Đồng thời, xây dựng một khoán ước bảo vệ cụ thể cho từng gia đình, nếu ai vi phạm lần 1 thì bị phạt với mức 250.000 đồng, lần 2 là 500.000 đồng. Nếu vi phạm lần 3 thì không cho sử dụng nguồn nước nữa. Thấy được việc làm mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, 100% hộ gia đình bản Đôm 1 đã đăng ký thực hiện.

Tin cùng chuyên mục