Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Nghệ An: Nhà máy mía đường gây ô nhiễm nghiêm trọng

PV - 10:18, 08/03/2019

Theo phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, hiện nay, Nhà máy mía đường sông Con, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đổ hằng trăm m3 rác thải nguy hại ngay bên bờ sông. Việc này đã đe dọa nghiêm trọng tới môi trường, đời sống của người dân. Điều đáng nói là, mặc chính quyền huyện Tân Kỳ nhiều lần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Tập kết rác thải không đúng quy định…

Theo kiến nghị của nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực Nhà máy đường sông Con, thì hằng năm đến vụ ép, Nhà máy này lại thải hàng trăm tấn chất thải gây nguy hại ra môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Ông Trần Văn Tuyên, khối trưởng Khối 5, thị trấn Tân Kỳ cho biết: Từ tháng 11 năm 2018, Nhà máy đường bắt đầu bước vào vụ ép mới và cũng thời gian này người dân Khối 5 và các vùng lân cận phải sống chung với ô nhiễm môi trường.

Bãi tập kết chất thải của Nhà máy đường nằm sát dòng sông Con trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Bãi tập kết chất thải của Nhà máy đường nằm sát dòng sông Con trên địa bàn huyện Tân Kỳ.

Hàng ngày, ngoài khói bụi và mùi hôi thối bao trùm cả khu dân cư, Nhà máy này còn ngang nhiên thành lập bãi tập kết chất thải, với khối lượng hằng trăm tấn ngay mép bờ sông Con.

Theo ông Hùng, việc chất thải Nhà máy tập kết ở sát sông rất nguy hại cho môi trường. Chỉ cần một trận mưa xuống, chất thải lại tràn xuống sông, gây ra ô nhiễm môi trường cho cả vùng hạ du. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền huyện và Nhà máy, nhưng đến nay phía chính quyền và Nhà máy vẫn chưa thấy động thái để xử lý; thậm chí chất thải được tập kết càng ngày càng nhiều hơn..

Có mặt tại khu vực Nhà máy đường sông Con, chúng tôi ghi nhận ngay tại cầu Rỏi bắc qua sông khoảng 300m, có một bãi tập kết chất thải của Nhà máy cao như núi. Theo ước tính, khối lượng chất thải phải lên đến hàng trăm m3. Khi lại gần thị sát, toàn bộ “núi” chất thải này không có hệ thống che chắn bảo vệ nào nên có thể tràn xuống dòng sông Con bất cứ thời điểm nào khi có mưa xuống, còn khi nắng lên thì bụi, mùi hôi thối bốc hơi theo gió bay cách đến một cây số vẫn ảnh hưởng.

Anh Trần Song Hào, người dân sống ở Khối 5, thị trấn Tân Kỳ bức xúc nói: “Chúng tôi phải đóng cửa suốt ngày. Vụ ép năm 2017, do chất thải của Nhà máy tràn xuống sông Con khiến cho tôm cá chết hàng loạt...”.

Phớt lờ chỉ đạo của huyện...

Việc Nhà máy đường sông Con gây ô nhiễm môi trường đã làm cho người dân sống xung quanh khu vực Nhà máy hết sức bức xúc. Trong các lần tiếp xúc với các Đoàn Đại biểu Hội đồng Nhân dân, Đại biểu Quốc hội, cử tri ở đây đã liên tục kiến nghị. Các Đoàn công tác cũng đã có ý kiến với chính quyền huyện Tân Kỳ và lãnh đạo Nhà máy, thế nhưng mọi việc vẫn không được xử lý triệt để.

Trao đổi về vấn đề này với phóng viên, ông Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Nhà máy đường sông Con phân trần: Vì khối lượng ép của nhà máy mỗi ngày lên đến gần 3000 tấn mía nên khối lượng chất thải quá tải. Hơn nữa, số chất thải này nhà máy dùng để chế biến phân vi sinh để bón cho cây mía. Tuy nhiên hiện nay, nhà máy phân vi sinh đang nâng cấp nên không có chỗ để chứa, Nhà máy chỉ đổ tạm thời ở đây. Sau khi việc nâng cấp sửa chữa Nhà máy xong chúng tôi sẽ vận chuyển đi?!

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, việc Nhà máy đường tập kết chất thải hàng trăm tấn ở sát sông Con là không thể chấp nhận được. Huyện đã nhiều lần nhắc nhở và có công văn đề nghị Nhà máy di chuyển số chất thải đi nơi khác để đảm bảo môi trường nhưng đến nay Nhà máy chưa thực hiện.

“Vì Nhà máy nằm trong diện quản lý của tỉnh nên mọi phương án và chế tài xử lý không thuộc thẩm quyền huyện; huyện chỉ dừng lại ở mức độ đề nghị nhắc nhở. Vừa qua, huyện cũng đã có công văn đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có biện pháp”, ông Hoa cho hay.

Cũng theo ông Phó Chủ tịch huyện, trong Tết Kỷ Hợi Đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường đã về kiểm tra và quan trắc các chỉ số môi trường ở đây. Tuy nhiên kết quả thế nào thì huyện chưa được thông báo. Quan điểm của huyện là phải đảm bảo an toàn môi trường sống cho người dân, vì thế những việc làm vi phạm về môi trường đều không thể chấp nhận và huyện sẽ cùng người dân bảo vệ đến cùng…

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi sự việc và thông tin tới bạn đọc trong các số báo tiếp theo.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật mà không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.