Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghệ An: Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng

An Yên - 20:11, 02/08/2022

Mục tiêu trên được tỉnh Nghệ An đặt ra trong lộ trình thực hiện quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng và bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với chế biến gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên, mục tiêu trên đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Các sản phẩm từ rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ được nâng cao và tiếp cận được các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, châu Âu, Úc
Các sản phẩm từ rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ được nâng cao và tiếp cận được các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, châu Âu, Úc

Nghệ An là tỉnh có diện tích đất có rừng lớn nhất cả nước, có xu hướng ngày càng tăng diện tích. Hiện nay, diện tích đất có rừng của tỉnh là hơn 1 triệu ha; trong đó gần 174.000 ha rừng trồng đã thành rừng, gần 46.000 ha rừng trồng chưa thành rừng và gần 789.000 ha rừng tự nhiên.

Theo đánh giá, chất lượng, sản lượng rừng trồng ở Nghệ An đang từng bước được nâng lên, độ che phủ rừng luôn nằm ở tốp đầu của cả nước, bước đầu hình thành nền lâm nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh.

Hiện tại, toàn tỉnh Nghệ An đã có 10.289 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), trong đó diện tích rừng trồng là 9.450 ha; có hơn 219.749 ha rừng trồng có tiềm năng để thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, dự kiến trong năm nay, sẽ có 13.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Nhiều diện tích rừng nguyên liệu ở Nghệ An đã được cấp chứng chỉ FSC
Nhiều diện tích rừng nguyên liệu ở Nghệ An đã được cấp chứng chỉ FSC

Ngoài diện tích rừng lớn, Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ; có nhà máy chế biến gỗ MDF… Đó là những thuận lợi rất lớn để ngành lâm nghiệp Nghệ An phát triển mạnh.

Tuy nhiên, lĩnh vực lâm nghiệp vẫn chưa phát huy tốt lợi thế, nguồn lực tự nhiên hiện có, đặc biệt là việc nâng cao giá trị các chuỗi sản phẩm lâm nghiệp. Nguyên nhân là do việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ở Nghệ An còn chậm, tư duy phát triển còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển chưa đồng bộ, liên kết chuỗi trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khai thác, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững.

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu cho rằng: Phải thúc đẩy trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sâu, theo mô hình liên kết chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao có quy mô lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng để tạo động lực phát triển. Đồng thời, có giải pháp phát huy tốt chức năng từng loài rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất).

Lâm nghiệp Nghệ An vẫn chưa phát huy tốt lợi thế, nguồn lực tự nhiên hiện có
Lâm nghiệp Nghệ An vẫn chưa phát huy tốt lợi thế, nguồn lực tự nhiên hiện có

Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến lâm sản cần tập trung đầu tư công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường; mở rộng và vươn rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; làm tốt vai trò đầu tàu hỗ trợ người dân trong việc cấp và duy trì chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Muốn đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với chế biến gỗ xuất khẩu, các chủ rừng là tổ chức nhà nước phải đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định. Theo mục tiêu đặt ra, Nghệ An phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 50.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.