Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghề làm đót trên dãy Trường Sơn

PV - 21:53, 30/01/2018

Những ngày này, thật ấn tượng khi đến vùng núi các huyện Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang… (Quảng Nam). Nơi đây, người dân trên dãy Trường Sơn đang tất bật bứt đót, gùi đót, phơi đót nhộn nhịp hai bên đường và trước sân nhà Gươl.

Đót là cây bụi mọc nhiều ở hai bên QL14G, kéo dài từ các triền sông, triền suối thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú (Hòa Vang-Đà Nẵng) đến hết dốc Kiền giáp ranh với xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam)... Từ nửa tháng Chạp trở lại đây, bà con ở các xã đồng bằng trong huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), Điện Bàn, Đại Lộc…(Quảng Nam) lên đây để “bứt” đót rồi bán lại cho các cơ sở sản xuất chổi đót, hoặc dùng để quét vôi trong xây dựng.

Phụ nữ Cơ-tu gùi đót về điểm thu mua tại thôn Aliêng, xã Ating, Đông Giang, Quảng Nam. Phụ nữ Cơ-tu gùi đót về điểm thu mua tại thôn Aliêng, xã Ating, Đông Giang, Quảng Nam.

 

Ông Đinh Lương (78 tuổi, trú tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa vang, TP. Đà Nẵng) cho hay, trung bình mỗi ngày, tôi bứt được khoảng 30kg, nếu là cân tươi thì trên 5.000 đồng/kg giá mỗi ngày sau khi trừ ăn uống, bình quân thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày/người. Ở thôn Phú Túc có khoảng 80% người Cơ-tu sinh sống. Nhờ vào nguồn đót này mà người dân nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phơi đót trên sân nhà Gươl thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Phơi đót trên sân nhà Gươl thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

 

Người dân đang phơi đót ven QL14B (xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam) Người dân đang phơi đót ven QL14B (xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam)

 

Những em nhỏ người Cơ-tu cũng tham gia bứt đót. Những em nhỏ người Cơ-tu cũng tham gia bứt đót.

 

Được biết, mỗi năm, người dân khai thác từ khu vực này khoảng vài trăm tấn đót tươi. Sản phẩm chổi đót đã có mặt trong và ngoài nước, nhất là các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, Hòa Ninh là xã miền núi của huyện Hòa Vang, có nghề làm chổi đót với quy mô lớn, thu hút hàng trăm lao động tham gia. Cây đót giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng, góp phần đưa nền kinh tế nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.

TIÊN SA

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.