Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ nhân Ưu tú của bản Cằng

PV - 14:20, 09/04/2018

Không chỉ tự mình sưu tầm, lữu giữ lại những bài ca, nhạc cụ của dân tộc mình, nghệ nhân Lương Văn Nghiệp, ở bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) còn lập ra CLB dân ca Thái để truyền dạy lại cho con cháu trong bản.

Từ niềm đam mê lúc nhỏ

Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Lương Văn Nghiệp đã lớn lên với những lời ru, những tiếng khèn pè, tiếng pí của ông bà, bố mẹ. Khi lớn lên, ông lại theo chân bố, anh em đi tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày vui của bản. Dần dần niềm đam mê với âm nhạc dân tộc cứ ngấm người vào người không biết từ lúc nào. Ông có thể sử dụng thành thạo và còn biết cách chế tác hầu hết các loại nhạc cụ.

Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp có thể chế tác hầu hết các nhạc cụ dân tộc Thái. Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp có thể chế tác hầu hết các nhạc cụ dân tộc Thái.

 

“Muốn chế tác các loại nhạc cụ bằng tre, nứa nư đàn pí, xi xa lo, tập tinh phải vào rừng chọn những đoạn nứa dài, to. Mà phải lấy vào tháng 3 để sau này không bị mối mọt, đem về gác bếp cho khô để dùng dần”, ông Nghiệp chia sẻ.

Sau này đi nhập ngũ, ông vẫn không quên những làn điệu dân ca của dân tộc mình, vẫn tranh thủ những lúc nhàn rỗi, làm nhạc cụ, biểu diễn cho anh em, đồng đội xem.

Xuất ngũ trở về quê hương, Lương Văn Nghiệp làm Bí thư Chi đoàn bản, tích cực hoạt động trong phong trào thanh niên, đặc biệt là phong trào văn hóa-văn nghệ. Với niềm yêu nghề ông đã cống hiến hết mình cho công việc, phong trào văn hóa-văn nghệ xã Môn Sơn phát triển mạnh, trở thành một “điểm sáng” của huyện, của tỉnh nhờ một phần công sức, trí tuệ và bầu nhiệt huyết của ông. Khi về hưu, ông lại tranh thủ vào rừng lấy cây nứa, cây gỗ về chế tác các loại nhạc cụ, rồi hướng dẫn các cháu nhỏ tập hát, tập múa và thổi khèn trong những ngày hè oi ả. Hằng năm, ông cũng đã truyền dạy tại các lớp truyền dạy chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc Thái do huyện Con Cuông tổ chức.

Đến Chủ nhiệm CLB dân ca

Đam mê và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, ông đứng ra thành lập CLB nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng vào năm 2010. Cứ tối thứ 7 hằng tuần, 19 thành viên của CLB lại tập trung ở nhà văn hóa của bản để cùng nhau sinh hoạt. Với đầy đủ thành phần, lứa tuổi: Hội Người cao tuổi, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, có người đã hơn 60 tuổi, có người mới đôi mươi, nhưng điểm chung ở họ là yêu thích dân ca, không muốn dân ca, nhạc cụ dân tộc mình bị thất truyền. Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp, Chủ nhiệm CLB vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên, vừa là nhạc công. Ông tích cực sưu tầm những điệu múa, bài hát và các loại nhạc cụ dân tộc Thái rồi dàn dựng, tập luyện cho CLB để biểu diễn phục vụ bà con dân bản và tham gia các hội thi văn nghệ do xã, huyện tổ chức. Mỗi tháng, CLB tập từ 2-3 tiết mục mới. CLB hoạt động hoàn toàn tự nguyện, không có kinh phí do địa phương hỗ trợ. Các thành viên tham gia CLB đều là những người gắn bó, tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa. Và họ tự nguyện đóng góp kinh phí để cùng nhau tham gia hoạt động.

“Cuộc sống của dân bản còn nhiều khó khăn, nhưng bản sắc dân tộc mình thì mình phải gìn giữ. Vừa tạo ra phong trào cho bà con tham gia, vừa tạo môi trường để các cháu nhỏ nhớ đến cội nguồn của mình. Nên mệt mấy mình cũng phải cố gắng”, nghệ nhân Lương Văn Nghiệp chia sẻ.

Nhờ những hoạt động không mệt mỏi của ông, CLB nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng luôn là nòng cốt trong phong trào văn hóa văn nghệ của xã và huyện, mang về nhiều giải cao tại các đợt liên hoan, giao lưu và hội diễn ở cấp huyện và cấp tỉnh. Năm 2015, CLB Dân ca Thái bản Cằng của ông Lương Văn Nghiệp được ngành chọn là mô hình cấp tỉnh và cũng trong năm này, ông Lương Văn Nghiệp được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Đây là sự ghi nhận xứng đáng với công sức, trí tuệ mà ông đã đóng góp trong hàng chục năm qua.

LÊ SAN

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.