Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nghị lực của cậu học trò vùng cao

PV - 09:44, 27/04/2019

Câu chuyện về nghị lực vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng ước mơ học tiếng Anh của cậu bé Nguyễn Thành Đạt, học sinh lớp 2, xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đang truyền cảm hứng cho tinh thần hiếu học của học trò vùng cao. Em đã vinh dự được nhận Thư khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Em Nguyễn Thành Đạt (áo kẻ sọc) đã vinh dự được nhận Thư khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Em Nguyễn Thành Đạt (áo kẻ sọc) đã vinh dự được nhận Thư khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Cứ đều đặn cuối tuần, khi mặt trời ló rạng cũng là lúc cậu bé Nguyễn Thành Đạt lại chuẩn bị đồ dùng để mẹ đưa ra TP. Hạ Long học ngoại ngữ. Chị Lê Thị Năm, mẹ cháu Thành Đạt kể lại: “Từ khi chưa vào lớp 1, Đạt đã biết tiếng Anh qua tivi, nhưng trường ở quê không có giáo viên dạy tiếng Anh. Đạt bảo với tôi: Con thích học tiếng Anh lắm mà nhà trường không dạy, Anh họ ở ngoài thành phố được học mà con thì không, buồn quá mẹ nhỉ. Nghe con nói vậy, tôi rất thương cháu và quyết tâm thực hiện lời hứa với con”.

Quãng đường từ nhà ra trung tâm tiếng Anh tại TP. Hạ Long dài hơn 60km nhưng không làm cho cậu bé 7 tuổi Nguyễn Thành Đạt mệt mỏi. Đạt thích thú khi được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, được học tiếng Anh từ thầy, cô người nước ngoài đúng với những điều em mong ước. Có những ngày mưa to, gió lớn, những hôm mùa Đông nhiệt độ giảm sâu dưới 100c, thời gian di chuyển từ nhà ra thành phố phải mất vài giờ đồng hồ nhưng Đạt chưa nghỉ buổi học nào mà luôn tích cực, đều đặn đến lớp tiếng Anh. Về nhà, Đạt còn có thể dạy lại cho các bạn cùng lớp để ôn tập bài, đồng thời cũng giúp các bạn yêu thích môn học tiếng Anh.

Ròng rã gần 2 năm đi đi, về về để theo học tiếng Anh, Đạt đã không phụ công lao kiên trì, vất vả làm người đồng hành của mẹ, Đạt tiếp thu môn học rất nhanh. Tại cuộc thi hùng biện tiếng Anh quy mô toàn quốc, do Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức vào tháng 3/2019, Nguyễn Thành Đạt đã vượt qua hàng ngàn thí sinh để giành được giải Nhì toàn quốc.

Không những thế, câu chuyện về cậu bé Thành Đạt đã trở thành câu chuyện hay nhất trong cuộc thi “Hãy tin ở con” do Tập đoàn Giáo dục Egroup bình chọn. Nhìn con rạng rỡ khi nhận Giấy khen của Tập đoàn, chị Năm xúc động vì những vất vả, cố gắng của hai mẹ con đã được ghi nhận. “Tôi chỉ mong muốn mọi thứ tốt đẹp nhất cho con, nên không ngừng cố gắng, thấy con đạt kết quả như ngày hôm nay gia đình rất hạnh phúc”, chị Năm bộc bạch.

Câu chuyện về cậu bé vùng cao ham học đã lay động hàng triệu trái tim các bạn lứa tuổi học trò. Em Nguyễn Thành Đạt đã vinh dự được nhận Thư khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Trong Thư khen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ viết: “Thầy cảm động khi biết rằng, hằng tuần, em cùng mẹ vượt hàng chục cây số từ xã Đồng Sơn-xã vùng cao khó khăn của huyện Hoành Bồ về TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để học tiếng Anh. Nỗ lực và ý chí của em là tấm gương cho bạn bè cùng trang lứa phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành những công dân có ích cho đất nước”.

Câu chuyện về tinh thần hiếu học của cậu bé Nguyễn Thành Đạt đã thắp lên ước mơ, niềm tin về một tương lai tươi sáng trên con đường học ngoại ngữ của học trò vùng cao. Nếu có điều kiện học tập tốt, nếu được quan tâm đầu tư, nếu có niềm đam mê thì con đường ấy sẽ được rút ngắn lại…

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.