Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người Cadong hát dân ca

PV - 09:33, 13/02/2019

Trong kho tàng văn nghệ dân gian, người Cadong (một nhánh của dân tộc Xơ-đăng) có những làn điệu dân ca truyền thống mang đậm chất trữ tình thể hiện tình cảm ngọt ngào, sâu lắng. Họ hát khi lên rẫy, hát trong những ngày lễ hội của làng, cưới xin, hát khi ru em bé ngủ, trai gái Cadong hát tỏ tình với nhau...

Mùa Xuân là mùa của lễ hội với những điệu múa, nhịp chiêng rộn rã núi rừng. Mùa Xuân là mùa của lễ hội với những điệu múa, nhịp chiêng rộn rã núi rừng.

Xưa kia, ở vùng Trà My, khi trai gái Cadong chưa vợ chưa chồng, khi gặp người mình có cảm tình, vào những buổi chiều sắp tắt nắng, mặt trời lặn dần về bên kia núi hay trong những đêm trăng sáng khắp núi rừng, cũng là lúc chàng trai Cadong khơi tiếng chiêng h'len tấu lên khi trầm hùng, như tiếng của đại ngàn âm u huyền bí, khi thì trong trẻo, thanh thoát như tiếng suối chảy róc rách nơi suối nguồn: “Hỡi em gái xinh xinh ơi/ Em ngồi bên suối nhớ ai/ Đôi chân em đẹp như quả chuối vàng/ Đôi tay em đẹp như búp măng rừng/ Anh ngắm em mà lòng không chán”.

Và khi người con gái đã trót đem lòng thương đã không dấu được nỗi lòng mình qua không gian núi rừng rất tự nhiên: “Em đang ở trên con dốc núi cao đợi anh dẫn bước/ Em đang ở bên con suối lớn nước chảy xiết chờ anh cõng qua”. Và bắt đầu từ ngày hôm đó, chàng trai và cô con gái về báo với cha mẹ mình đã tìm được người thương. Và cũng từ ngày mai, chàng trai và cô con gái đó qua lại hai bên gia đình giúp phát rẫy tỉa lúa, săn bắt mà không bị ràng buộc của cộng đồng, họ cùng chờ đợi ngày vui hạnh phúc.

Và khi để bày tỏ tâm tình mà người con gái Cadong khi về làm dâu ở làng khác, thì họ lại hát làn điệu dân ca dê ôdê ví von, vang lên thật đẹp, ca ngợi cảnh đẹp của núi rừng vùng Trà My: “Ta về ở vùng xa lạ quay đằng sau không có anh em/ Không có bà con làng xóm/ Trong khi đau ốm không có ai trông coi”.

Mới chỉ nghe, người chồng Cadong cũng đã phần nào hiểu được tâm trạng của vợ mình đi lấy chồng xa, và còn hơn một tâm trạng, đó là tâm trạng lẻ loi của người vợ khi tự tách mình ra khỏi bản làng...

Già làng người Cadong thể hiện làn điệu dân ca k'cheo truyền thống qua tiếng chiêng của mình. Già làng người Cadong thể hiện làn điệu dân ca k'cheo truyền thống qua tiếng chiêng của mình.

Không ai còn nhớ, người Cadong đã sinh sống trên vùng đất Trà My bao nhiêu mùa rẫy rồi, và cũng như những làn điệu dân ca của họ ra đời khi nào. Và khi tìm hiểu về văn hóa của tộc người Cadong, chúng tôi được già làng Hồ Văn Dinh (81 tuổi), hiện ở tại thôn 3, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, đồng bào Cadong một lòng theo Đảng, Bác Hồ, cùng nhau đoàn kết đánh giặc, giữ làng giành lại độc lập cho quê hương, và trong hoàn cảnh đó lời dân ca k’cheo truyền thống của người Cadong lại vang lên: “Là người Cadong ta cùng đồng tâm tay nắm tay nhau/ Là người Cadong đừng tách rời chiến đấu với hòa bình/ Kinh với Thượng yêu thương cùng nhau/ Lũ giặc Mỹ gieo bao đau thương/ Người Cadong ta quyết tâm một lòng đấu tranh/ Giải phóng quê hương ta thân yêu hơ… hơ”.

Và hôm nay, khi quê hương đổi mới, bản làng người Cadong tươi đẹp, họ lại cùng nhau hát làn điệu dân ca ra nghế để san sẻ niềm thương nỗi nhớ, hát để tỏ lòng biết ơn bản làng, hát để xua tan bao nỗi nhọc nhằn, hát cho cây rừng nẩy chồi xanh đâm hoa kết trái: “Ơi! Anh ơi/ Ta vui cuộc đời mới/ Lúa khoai đây màu mỡ, rẫy nương tươi tốt/ Ơi, anh ơi/ Quê hương người Cadong còn khổ/ Quê hương của người Cadong còn nghèo/ Ta hát mừng ngày vui liên hoan/ Ta hát mừng ngày vui bên nhau hơ… hơ”.

Mùa Xuân, mùa của vạn vật, nếu có dịp đến các bản làng, để được nghe người Cadong hát những làn điệu dân ca truyền thống, trong những đêm lửa rừng bập bùng của mùa lễ hội.

NGUYỄN VĂN SƠN

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.