Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Người có uy tín dùng Báo Dân tộc và Phát triển để làm tài liệu tuyên truyền

PV - 14:22, 29/05/2019

Trong tháng 5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập các đoàn công tác để nắm tình hình phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Đăk Lăk, Kon Tum và Gia Lai.

Ông A Lát (ngoài cùng bên phải), Người có uy tín làng Krẫy, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum chia sẻ với Đoàn Công tác về chất lượng nội dung thông tin, hình thức Báo Dân tộc và Phát triển ông được cấp miễn phí hàng tuần. Ông A Lát (ngoài cùng bên phải), Người có uy tín làng Krẫy, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum chia sẻ với Đoàn Công tác về chất lượng nội dung thông tin, hình thức Báo Dân tộc và Phát triển ông được cấp miễn phí hàng tuần.

Trong tháng 5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập các đoàn công tác để nắm tình hình phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín  trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Đăk Lăk, Kon Tum và Gia Lai.

Tại các địa phương, các đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển đã làm việc với Ban Dân tộc các tỉnh, UBND một số xã ĐBKK, nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội, các chính sách dân tộc đã và đang triển khai thực hiện ở địa phương. Các đoàn công tác của Báo đã tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín theo Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đồng thời, lắng nghe những ý kiến đánh giá, đề xuất của Người có uy tín về nội dung, hình thức tờ báo.

Tại các tỉnh Đăk Lăk, Kon Tum và Gia Lai, trong các ngày từ 21-25/5, Đoàn công tác do ông Lê Công Bình, Phó Tổng Biên tập-Phụ trách Báo Dân tộc và Phát triển làm Trưởng đoàn, đã ghi nhận những ý kiến phản hồi tích cực của Người có uy tín. Tại các nơi Đoàn đến tìm hiểu, Người có uy tín trong đồng bào DTTS chia sẻ, việc được cấp Báo Dân tộc và Phát triển đã tạo thêm cơ hội cho Người có uy tín nói riêng, đồng bào các DTTS nói chung, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, được nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tốt hơn. Thông qua Báo, đồng bào được tiếp thu những kinh nghiệm làm ăn hiệu quả, tiếp cận khoa học-kỹ thuật, học hỏi từ những gương điển hình tiên tiến… để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển trên đường đến thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn để tìm hiểu về công tác phát hành báo. Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển trên đường đến thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn để tìm hiểu về công tác phát hành báo.

Báo Dân tộc và Phát triển với lợi thế là một tờ báo gần gũi với đồng bào các DTTS, đăng tải những thông tin, hình ảnh phù hợp với đời sống của bà con; các chuyên mục ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện… nên tờ báo là một tài liệu quan trọng để Người có uy tín sử dụng khi tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS. Tại các địa phương Đoàn đến làm việc, không chỉ Người có uy tín sử dụng, mà Báo Dân tộc và Phát triển còn được chuyền tay đến các cán bộ thôn, các đoàn thể trong thôn để đọc, tạo sức lan tỏa rộng rãi của thông tin. Người có uy tín cũng bày tỏ mong muốn Báo có thể nghiên cứu phát hành thêm ngôn ngữ của đồng bào DTTS, tăng cường hình ảnh, bài viết về Tây Nguyên; tiếp tục giới thiệu những tấm gương người DTTS điển hình, những mô hình làm kinh tế giỏi để đồng bào học và làm theo.

Trước đó, Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển do ông Nguyễn Văn Phong-Phó Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn cũng đã thực hiện các chuyến công tác nắm tình hình phát hành Báo tại tỉnh Hòa Bình (từ ngày 07-09/5) và tỉnh Lạng Sơn (từ ngày 14-16/5).

Trong quá trình nắm tình hình tại cơ sở, các đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển cũng ghi nhận những khó khăn, tồn tại trong công tác phát hành Báo. Trong đó, việc phát hành Báo vẫn còn chậm do giao thông đi lại khó khăn; trách nhiệm của đơn vị phát hành ở một số nơi còn chưa thể hiện tốt; sự quan tâm của chính quyền cơ sở đối với việc cấp phát Báo chưa sâu sát… Đây là vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.