Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách Dân tộc

Người có uy tín gương mẫu xây dựng nông thôn mới

PV - 10:11, 09/05/2018

Xác định vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong việc vận động bà con cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Kom Leo, xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột), ông Y Na Bkrông đã phát huy tốt vai trò của mình trong vận động nhân dân cùng chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ông Y Na Bkrông trao đổi, vận động người dân trong buôn tham gia xây dựng nông thôn mới. Ông Y Na Bkrông trao đổi, vận động người dân trong buôn tham gia xây dựng nông thôn mới.

Với số hộ là người dân tộc thiểu số chiếm 94%, đời sống của người dân trong buôn Kom Leo vẫn còn nhiều khó khăn nên việc đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới là rất khó. Chính vì vậy, để vận động nhân dân, trước tiên ông Y Na đã gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất, giải phóng mặt bằng và tham gia ngày công lao động để bê tông hóa các tuyến đường nội buôn.

Cụ thể, ông đã hiến hơn 100m2 đất, tự động chặt bỏ hàng chục cây cà phê, phá bỏ hàng rào để mở rộng đường, đóng góp tiền xây dựng. Cũng nhờ đó, các hộ dân có phần đất trên các tuyến đường nội buôn được bê tông hóa đều hưởng ứng thực hiện với hơn 20 hộ, hiến trên 1.000m2 đất; đóng góp trên 50 triệu đồng làm 1.058m đường nội buôn.

Hay như trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, ông Y Na đã đứng ra vận động các gia đình động viên con em tham gia học đánh chiêng, lưu giữ những bộ chiêng quý. Được biết, hiện nay buôn Kom Leo đang duy trì đội chiêng trẻ với 12 người là các em học sinh và có 7 gia đình còn lưu giữ các bộ chiêng…

Chia sẻ về việc vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, theo ông Y Na, để người dân tin và làm theo, ngoài việc mình phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thì khi đi vận động phải hết sức khéo léo, kiên trì.

Cũng giống như ông Y Na, là một trong những Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ea Kar, ông Đặng Văn Nhì (thôn 2, xã Cư Elang) không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế mà còn là tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động người thân, cộng đồng tham gia ủng hộ và đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Với vai trò, trách nhiệm là Người có uy tín, ông Nhì đã vận động và tham gia cùng người dân phát dọn, vệ sinh đường làng ngõ xóm; kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng hay những khó khăn, vướng mắc tại cộng đồng dân cư để phản ánh với cấp ủy, chính quyền. Ông cũng thường xuyên gặp gỡ, động viên bà con nhân dân yên tâm phát triển kinh tế, phát huy tốt tinh thần đại đoàn kết…

Ông Nhì chia sẻ, để làm tốt vai trò của Người có uy tín, bản thân ông thường xuyên nghiên cứu, học tập qua sách, báo và trao đổi học tập kinh nghiệm với những Người có uy tín khác để nâng cao hiểu biết, nhất là nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Thực tế cho thấy, những đóng góp của Người có uy tín được cộng đồng đánh giá cao và trân trọng ghi nhận; trong đó, nhiều người đã trở thành tấm gương sáng về mọi mặt… xứng đáng với niềm tin của người dân. Hơn thế nữa, những đóng góp của họ đã góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng vững mạnh.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.