Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Người dân cần đề phòng nạn bắt cóc trẻ em

PV - 14:38, 10/04/2019

Thời gian vừa qua, trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) xuất hiện một số vụ bắt cóc gây hoang mang dư luận. Do đó, chính quyền địa phương đã phải ra văn bản gửi đến các xóm, các trường học trên địa bàn để phòng ngừa, cảnh giác trước các đối tượng lạ mặt, có nhiều biểu hiện nghi vấn, nghi bắt cóc trẻ em.

Người dân ở vùng sâu, vùng xa cần chú ý bảo vệ con em mình. (ảnh minh họa) Người dân ở vùng sâu, vùng xa cần chú ý bảo vệ con em mình. (Ảnh minh họa)

Theo thông tin từ chính quyền địa phương, 1/4, tại nhà bà Hoàng Thị H. (trú ở phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa), một nam thanh niên lạ mặt tiếp cận cháu bé của gia đình, trò chuyện và định bế cháu lên xe nhưng bà H. đã phát hiện, truy hô nên người này nhanh chóng lên xe máy bỏ chạy.

Tiếp đó, vào tối 2/4, tại nhà anh Ngân T. (trú ở phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa), có một người lạ mặt tiếp cận con anh T. nói chuyện và dụ đi mua quà, nhưng bị gia đình phát hiện. Đối tượng đã nhanh chóng lên xe bỏ chạy.

Sau khi xảy ra các vụ việc trên, ngày 8/4, UBND xã Tây Hiếu đã ra công văn đề nghị người dân đề phòng cảnh giác. Cụ thể, theo Văn bản số 24/UBND-CA do ông Nguyễn Đình Châu, Chủ tịch UBND xã Tây Hiếu ký, hiện nay trên địa bàn thị xã Thái Hòa xuất hiện một số nhóm đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi để tiếp cận trẻ em và có biểu hiện bắt cóc trẻ em.

Thủ đoạn hoạt động của chúng thường là đi 2 người trở lên bằng xe máy hoặc ô tô, tìm đến những gia đình có trẻ nhỏ không có người trông coi hoặc chỉ người già trông coi, nhà không khóa cổng, không có hệ thống camera giám sát, thậm chí đến chờ tại các cổng trường mầm non, tiểu học giả vờ làm quen để đón hộ về nhà... Khi tiếp cận trẻ, những đối tượng này dụ dỗ trẻ đi mua quà rồi bế trẻ lên xe tẩu thoát.

Để chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn hành vi trên, UBND xã Tây Hiếu yêu cầu ban cán sự các xóm, ban giám hiệu trường học bằng các hình thức như thông báo loa phát thanh, qua các buổi họp xóm và các hình thức tuyên truyền khác để cho quần chúng Nhân dân nắm rõ được những phương thức hoạt động của loại đối tượng này và có biện pháp bảo vệ con em mình.

Đây cũng là bải học chung cho người dân ở vùng sâu, vùng xa nơi có địa bàn rộng, lại hẻo lánh, các đối tượng dễ dàng lợi dụng sơ hở. Do vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác với các đối tượng lạ mặt đồng thời quan tâm bảo vệ con em mình tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.