Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Người dân Hà Nội hào hứng trải nghiệm những chuyến tàu điện

Kim Anh - 10:58, 09/11/2021

Ngày 6/11 tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức được đưa vào khai thác thương mại. Trong những ngày tàu vận hành vừa qua, đã có rất đông người dân Hà Nội đến trải nghiệm với một tâm trạng vô cùng hào hứng...

Đi hơn 10 km để trải nghiệm

Từng sinh sống và làm việc tại Hà Nội hơn 10 năm nay, anh Nguyễn Văn Vui (29 tuổi), ở Kim Ngưu, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã nhiều lần nghe thông tin đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác nhưng đều không thành hiện thực vì kế hoạch bàn giao chậm trễ.

Lần này thì khác, trong ngày thứ hai tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào vận hành thương mại (ngày 7/11), mặc dù bận nhiều công việc, nhưng anh Vui vẫn tranh thủ thời gian trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao. Di chuyển quãng đường hơn 10km từ Kim Ngưu đến ga Cát Linh, anh Vui thực hiện các thủ tục khai báo y tế để lên tàu.

Xếp hàng sau khoảng 10 phút để lấy vé, anh Vui chính thức có mặt ở đoàn tàu trên cao. Anh Vui kể, quãng đường dài hơn 13km, nhưng thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 20 - 25 phút. Thời gian giữa các ga tương đối nhanh, chỉ mất khoảng 2 - 3 phút.

“Sau hơn 10 năm xây dựng, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành, có thể rút ngắn khoảng thời gian cho người dân từ khu vực ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Mặc dù chi phí đầu tư lớn, nhưng việc xây dựng các tuyến metro sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nan giải như ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn”, anh Vui chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng hào hứng, mong đợi như anh Vui, chị Hoàng Thúy Quỳnh (20 tuổi, quê Hà Nam), lần thứ hai trải nghiệm trên chuyến tàu. So với ngày đầu tiên trải nghiệm (ngày 6/11), lần này chị Quỳnh thấy lượng khách đông hơn, có rất nhiều những em nhỏ và cả những người cao tuổi.

“Có đường sắt trên cao, tôi có thể thuận tiện từ nhà ra bến xe Yên Nghĩa nhanh và dễ dàng hơn. Đặc biệt khi đi trên tàu, tôi có thể quan sát được toàn bộ vẻ đẹp của phố phường Hà Nội”, chị Quỳnh chia sẻ.

Đứng trên tàu, người dân có thể ngắm đường phố Hà Nội
Đứng trên tàu, người dân có thể ngắm đường phố Hà Nội

Lo ngại về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ngày thứ hai tàu điện Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành, do trùng với ngày cuối tuần, nên lượng khách đến đây tương đối đông. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết mọi người khi vào trong ga đều phải khai báo y tế bằng cách quét mã QR, hoặc điền tờ khai và đo thân nhiệt tại sảnh chờ. Tuy nhiên, lượng người đông, nên nhiều thời điểm mọi người phải chen chúc để lên tàu và trên tàu cũng có nhiều thời điểm không bảo đảm khoảng cách do các khoang đều quá đông. 

Từng có hơn 20 năm sinh sống và làm việc tại CHLB Đức, ông Nguyễn Đức Hòa (65 tuổi, Ba Đình, Hà Nội), không còn xa lạ với tuyến đường sắt trên cao. Nhưng lần này trong ông Hòa có một cảm giác đặc biệt khác. Đó là tuyến tàu đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội.

“Tàu trên cao chạy tương đối êm, các thiết bị, dịch vụ đi kèm khá tiện lợi cho người sử dụng. Tàu mới nên sạch sẽ và tiện nghi. Tôi cho rằng, cùng với các giải pháp kết nối giao thông, tuyến đường sắt đô thị sẽ giải quyết bài toán tắc đường, ô nhiễm không khí”, ông Hòa cho hay.

“Sau hơn 10 năm xây dựng, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành có thể rút ngắn khoảng thời gian cho người dân từ khu vực ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Mặc dù chi phí đầu tư lớn nhưng việc xây dựng các tuyến metro sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nan giải như ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn”, anh Vui chia sẻ.

Tuy nhiên, điều ông Hòa lo ngại là trong 15 ngày chạy chưa thu phí, lượng khách đến đây sẽ khá đông, khó bảo đảm cho việc phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố hiện nay. Nhiều người chen chúc nên việc giãn cách phòng dịch không được bảo đảm.

Những ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận liên tục các ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng. Số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng. Nếu chúng ta thực hiện không tốt công tác phòng dịch, người dân không tuân thủ 5K, thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.

Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội), lượng khách đi tàu đông hơn dự kiến ban đầu của Metro Hà Nội. Do đó, trong ngày 7/11, đơn vị đã phải bố trí các trang thiết bị để phân luồng hành khách ngay tại sảnh tầng 1 và tầng 2 của các nhà ga.

Metro Hà Nội đã phải tăng cường nhân sự, để phân luồng tối đa cho hành khách bảo đảm giãn cách khi đến trải nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Theo ông Trường, lượng khách khai thác tập trung đông nhất ở hai điểm ga Cát Linh (chiếm 30,1%) và ga Yên Nghĩa (chiếm 20,2%). Trong vòng 15 ngày đầu, tuyến đường sắt mở cửa miễn phí để phục vụ tất cả người dân đến đi thử, sau 15 ngày sẽ bắt đầu thu phí. Đặc biệt, trong 2 ngày 6 - 7./11, do trùng với ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật,nên lượng khách tăng hơn rất nhiều.

Cũng theo ông Trường, trong những ngày tới, đơn vị sẽ tập trung lực lượng bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân đến đi thử, trải nghiệm tàu. Đồng thời, bảo đảm công tác an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid-19...

Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu bạn đọc một số hình ảnh trải nghiệm: 

Sau hơn 13 năm xây dựng, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại. Ảnh: Kim Anh
Ngày 6/11 tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại. Ảnh: Kim Anh
Trước khi lên tàu, người dân phải khai báo y tế. Ảnh: Kim Anh
Trước khi lên tàu, tât cả khách đi tàu phải khai báo y tế. Ảnh: Kim Anh
Trước khi lên tàu, người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch như đo thân nhiệt và sát khuẩn. Ảnh: Kim Anh
...Và thực hiện các biện pháp phòng dịch như, đo thân nhiệt và sát khuẩn. Ảnh: Kim Anh
Rất đông người dân có mặt tại nhà ga Cát Linh trong ngày thứ hai để chờ đợi trải nghiệm. Ảnh: Kim Anh
Rất đông người dân có mặt tại nhà ga Cát Linh trong ngày thứ hai để chờ đợi trải nghiệm. Ảnh: Kim Anh
Chờ đợi để lên tàu
Người dân đợi lên tàu
Đứng trên tàu, người dân có thể ngắm đường phố Hà Nội
Trên tàu người dân có thể nhìn thấy nhiều con phố phường ở Hà Nội...
Tin cùng chuyên mục
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.