Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy

PV - 10:10, 27/04/2018

Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”.

Ông Lương Văn Châu, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, cho biết: Chúng tôi nhường đất cho nhà máy xi măng Công Thanh, tưởng đến nơi ở mới phải hơn hẳn nơi cũ, nên dân mừng lắm. Nhưng nào ngờ, cuộc sống còn khốn khó hơn, đường sá đi lại khó khăn lắm, nắng thì bụi, mưa thì sình lầy, nước sinh hoạt không có, dân phải tự đào giếng, khoan giếng dùng thôi.

Theo quy hoạch, công trình trường mầm non, tiểu học là một trong những hạng mục được xây dựng nhưng lại phải bỏ hoang nhiều năm nay. Nguyên nhân là do ngay sát trường học là nhà máy khai thác đá nên ngoài ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn và khói bụi thì công trình trên chằng chịt các vết nứt, không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để không phải di chuyển ra trung tâm xã, cô và trò lớp mầm non này đang phải cố trụ lại mặc cho nguy hiểm luôn rình rập.

Vết nứt dài ngay tại phần móng của khu trường học bản Tam Sơn. Vết nứt dài ngay tại phần móng của khu trường học bản Tam Sơn.

 

Chỉ tay vào vết nứt chạy loằng ngoằng trên tường, cô giáo Lê Thị Hòa, điểm trường Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia cho biết: Bình thường những vết nứt này được “ngụy trang” khá tốt. Mưa thì khít lại nhưng nắng nóng lại hở ra. Mỗi lần vết nứt xuất hiện, cô trò lại phấp phỏng lo âu. Dù sống trong cảnh bất an như vậy nhưng cũng phải chấp chứ biết làm sao được?”

Bên cạnh đó, công trình bể nước sạch dung tích 20m3 cũng là một trong những hạng mục được thực hiện theo quy hoạch. Nhưng công trình này lại chưa một ngày có nước kể từ khi được xây dựng. Cho đến thời điểm hiện tại người dân Tam Sơn vẫn phải tự khắc phục nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày.

Ông Lô Văn Sáu, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia buồn rầu cho biết: “Cán bộ hứa khi các hộ ra sẽ xây bể nước sạch cho dân dùng, nhưng dân ra không có nước, phải tự khoan giếng để dùng. Ngày chúng tôi ra họ mới bắt đầu làm đường, nhưng đường vào cũng mới có lu sơ sơ, đang còn đá cục, có làm như các ông ấy hứa đâu”.

Để thuận tiện cho đi lại, người dân đã phải tự đóng góp kinh phí để khắc phục. Tương tự như vậy, để tránh ngập úng mỗi khi mùa mưa bão tới, các hộ dân cũng phải tự xây dựng công trình cống thoát nước trong khu tái định cư.

Ông Nguyễn Ngọc Bê, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, huyện Tĩnh gia cho biết: “Khu TĐC này theo thiết kế ban đầu là như thế, nhưng việc thực hiện lại không đúng, giống như bà con phản ánh là có thật. Về đường, mương thoát nước đều không có…”.

Ngoài ra, toàn bộ diện tích hồ Cô Hương trong khu vực bản Tam Sơn cũng thuộc quy hoạch vào dự án xây dựng nhà máy xi măng. Đáng nói công trình hồ Cô Hương có sự đóng góp của người dân Tam Sơn nhưng quyền lợi các hộ dân không được xem xét đến.

Trước đó, ngày 27/8/2004 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán công trình sửa chữa hồ Cô Hương với tổng dự toán là 638.873.000 đồng. Trong đó nói rõ nguồn vốn đầu tư do chủ đầu tư huy động nhân dân địa phương (những người được hưởng lợi) đóng góp 63 triệu đồng bằng nhân công, hiện vật (tương đương 10% tổng kinh phí); ngân sách nhà nước đầu tư theo kế hoạch Chương trình 135 năm 2004 là 575.873 triệu đồng…

Cùng với những khó khăn, bất cập kể trên thì đến nay, sau gần 12 năm tái định cư người dân nơi đây vẫn không được cấp giấy CNQSDĐ? Không được cấp giấy CNQSDĐ là một cản trở lớn trong phát triển kinh tế của bà con vùng đồi núi này...

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.