Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Người đưa thổ cẩm Chăm ra thị trường thế giới

TIÊN SA - 09:56, 02/10/2019

Trong dịp Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam-thế giới lần thứ V (năm 2019) diễn ra từ tháng 8, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng bàn tay vàng của thổ cẩm Việt Nam-Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (70 tuổi) trình diễn dệt thổ cẩm và múa Chămpa.

Người đưa thổ cẩm Chăm ra thị trường thế giới

Nghệ nhân Thuận Thị Trụ dệt thổ cẩm Chăm tại Làng lụa Hội An, tháng 8/2019.

Nghệ nhân Thuận Thị Trụ sinh ra và lớn lên ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết, dệt thổ cẩm được xem là nghề “mẹ truyền con nối”. Như bao cô gái Chăm khác, ngay khi còn nhỏ, bà đã được tiếp xúc với khung dệt và học cách dệt từ bà, mẹ của mình. Lúc 14-15 tuổi, bà đã có thể tự dệt tấm vải để may quần áo cho mình.

Ngày trước sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm làm ra chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hằng ngày và trong lễ hội ở địa phương. Lối rẽ đến với bà trong một lần bà được gặp những người khách du lịch nước ngoài, được trò chuyện với họ, bà mới biết họ rất thích thổ cẩm Việt Nam.

Năm 1992 được xem là mốc hồi sinh của nghề dệt thổ cẩm làng Mỹ Nghiệp, khi cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của Nghệ nhân Thuận Thị Trụ thành lập. Rồi đến năm 2000, Công ty Thổ cẩm Inrahani ra đời, do bà làm giám đốc. Công ty hiện tạo việc làm cho 200 phụ nữ nghèo có thu nhập ổn định. Hiện, Công ty đã sở hữu hơn 300 mặt hàng thổ cẩm, như: Ví, túi, balô, quần áo, drap phù hợp với thị hiếu khách hàng đủ tầng lớp, mọi lứa tuổi.

Không chỉ tiên phong phục hồi nghề dệt, Nghệ nhân Thuận Thị Trụ còn là người có công sưu tầm hơn 30 hoa văn nền của thổ cẩm Chăm cổ, đang có nguy cơ thất truyền và đã cách điệu ra thêm khoảng 50 hoa văn khác.

Bằng những nỗ lực, Nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã tạo ra thổ cẩm mang thương hiệu Inrahani, không chỉ khẳng định được vị trí ở thị trường trong nước, mà còn được thị trường thế giới biết đến qua các hội chợ triển lãm lớn tại Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia…

Với 4 Huy chương Vàng hội chợ triển lãm trong nước dành cho sản phẩm của Công ty, đặc biệt là danh hiệu Bàn tay Vàng do Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tặng bằng chứng xác minh cho tài năng và nỗ lực không biết mệt mỏi của người phụ nữ Chăm này.

Không những có tài trong hoạt động kinh doanh, Nghệ nhân Thuận Thị Trụ còn có giọng hát hay và còn là người múa đẹp nức tiếng cả vùng.

Nghệ nhân Thuận Thị Trụ còn có tấm lòng nhân hậu, thương người, hoạt động xã hội giúp ích cho làng, cho đồng bào với những nghĩa cử như: Tặng sách cho thư viện làng, tặng phần thưởng cho học sinh; giúp tiền người tàn tật, hỗ trợ mổ đục thủy tinh thể cho người cao tuổi huyện Ninh Phước. Đặc biệt là xây dựng hệ thống cấp nước sạch và nhà mẫu giáo cho bà con làng Mỹ Nghiệp.

Tiên phong phục hồi nghề dệt, Nghệ nhân Thuận Thị Trụ còn là người có công sưu tầm hơn 30 hoa văn nền của thổ cẩm Chăm cổ, đang có nguy cơ thất truyền và đã cách điệu ra thêm khoảng 50 hoa văn khác. Thổ cẩm mang thương hiệu Inrahani do Nghệ nhân sáng tạo đã khẳng định được vị trí ở thị trường trong và ngoài nước.

TIÊN SA


Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.