Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Người mang no ấm về Nà Tấu

PV - 14:29, 23/10/2018

Về xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hỏi thăm anh Lò Văn Pâng, mọi người vẫn quen gọi là “Pâng dong riềng” thì ai cũng biết. Người dân ở đây quý mến và biết ơn anh Pâng vì đã có công “mở đường” đưa cây dong riềng về xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây, giúp họ có cuộc sống ấm no.

Nà Tấu là xã thuần nông, đồng bào dân tộc Thái bao năm sinh sống, chỉ biết canh tác đến cây lúa và cây ngô. Người dân cày sâu, cuốc bẫm cũng chẳng thể làm giàu. Nhìn nhiều thửa ruộng bỏ hoang cỏ mọc um tùm, trăn trở trồng cây gì trên đất ấy để không chỉ đủ ăn mà phải giàu… nghĩ rồi anh Lò Văn Pâng “khăn gói quả mướp” rời bản lên đường tìm cây trồng thoát nghèo.

Sơ chế dong riềng ở Nà Tấu (Điện Biên). Sơ chế dong riềng ở Nà Tấu (Điện Biên).

“Sau nhiều năm đi tìm hiểu các vùng trồng dong riềng nổi tiếng tại các tỉnh, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình... tôi thấy nhiều người làm giàu từ dong riềng trong khi đất của họ có hạn và không tốt bằng của mình. Còn dân mình vẫn nghèo dù quanh năm làm quần quật trên những mảnh nương rộng lớn”, anh Pâng chia sẻ.

Đến đầu năm 2006, anh Pâng lại lặn lội một mình sang Trung Quốc học hỏi cách chế biến dong riềng, từ khâu thu hoạch đến khâu chế biến ra thành phẩm. Anh tự nhủ, họ làm được mình cũng sẽ làm được. Nghĩ là làm, anh Pâng mua luôn 5 tấn củ dong riềng giống đem về Việt Nam. Vụ đầu, vận động nhân dân trong bản trồng, nhiều người lắc đầu bảo: “Không ăn thay cơm được nên bà con chẳng mặn mà”. 5 tấn củ dong giống anh kêu gọi anh em, họ hàng trồng thử. Sau mấy tháng trồng, năng suất dong đạt 50 tấn/ha, với giá anh Pâng mua của bà con 2.000 đồng/kg, đã cho bà con thu nhập 100 triệu đồng/ha, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Mới đầu, dong riềng của anh chủ yếu bán củ tươi cho thương lái từ Hưng Yên lên thu mua về chế biến ra bột thành phẩm.

Thấy trồng dong riềng thu nhập cao, sản xuất tới đâu thương lái thu mua tới đó, không phải phơi khô bảo quản như ngô, lúa, nên đến nay 90% hộ dân ở Nà Tấu trồng dong riềng, với 500ha, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Giờ đây, đến Nà Tấu, điều dễ thấy nhiều cơ sở chế biến dong riềng mọc lên; trung bình mỗi cơ sở chế biến 100 tấn củ tươi/ngày. Không chỉ góp phần giải quyết bài toán xóa nghèo đói, mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Nà Tấu hôm nay thay đổi nhiều; màu xanh của dong riềng đã phủ xanh đồi hoang, ruộng cỏ. Để có cuộc sống ấm no ấy, có phần công sức của anh Pâng trong việc đưa cây trồng mới hiệu quả cho người dân nơi đây. Như mùa dong riềng năm 2017, với giá bán 4.000 đồng/kg, trừ chi phí bà con cũng lãi 120 triệu đồng/ha, cao hơn 8 lần so với trồng lúa.

Khi cây dong riềng đã phát triển mạnh trên đất Điện Biên, anh Pâng lại mạnh dạn đứng ra ký cam kết với nhiều địa phương trong tỉnh mở rộng diện tích và quy hoạch từng vùng nguyên liệu và đặt xưởng chế biến. Đến nay anh đã mở rộng 5 xưởng chế biến bột dong riềng ở nhiều vùng nguyên liệu trong tỉnh, trung bình mỗi vụ dong riềng anh Pâng thu nhập trên 2 tỷ đồng từ việc chế biến và bán bột dong riềng. Với suy nghĩ “bán tinh bột đã có lãi thì sản xuất miến dong càng lãi hơn vì bột dong riềng Điện Biên ngon nổi tiếng, hàm lượng tinh bột cũng cao. Năm 2017 tôi quyết thành lập HTX sản xuất-kinh doanh các sản phẩm dong riềng Hồng Phức, do anh làm chủ nhiệm, mỗi năm tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Chưa dừng lại ở cây dong riềng, anh Pâng tiếp tục nuôi ý chí làm kinh tế mới, “Hiện tôi đang thực hiện ý tưởng mở trang trại hơn 50ha trên đỉnh đèo Tằng Quái để phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp với trồng cây mắc ca. Bây giờ có lẽ hơi sớm để nói đến thành công nhưng tôi tin vào cách làm và hướng đi của mình”, anh Pâng quả quyết nói.

Đúng như nhận xét của ông Giàng A Chợ, Chủ tịch UBND xã Nà Tấu “Không chỉ người dân mà cán bộ xã chúng tôi cũng luôn bất ngờ và thán phục trước cách nghĩ, cách làm của anh Pâng. Từ trước đến nay tỉnh Điện Biên chưa ai dám đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch sinh thái như thế, nhưng đến giờ khi đã thành công với cây dong riềng và tiếp đến là hơn 20ha cây mắc ca đã bói quả năm đầu tiên thì chúng tôi tin tưởng anh ấy sẽ thành công”, ông Chợ cho biết.

NAM HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.