Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Người nuôi dê ở Bình Phước đang gặp khó

PV - 21:17, 29/01/2018

Từ những tháng cuối năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang đau đầu vì giá thu mua dê hơi xuống thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Thậm chí dê cái giống không có ai mua khiến không ít hộ nuôi dê trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại xã Thiện Hưng có rất nhiều hộ dân trồng cây hồ tiêu từ hàng trăm đến hàng nghìn nọc tiêu kết hợp nuôi dê để tiêu thụ lá cây từ trụ sống. Khoảng 2 năm về trước, mô hình này rất hiệu quả đối với người nông dân, nên nhà nào cũng nuôi dê như một trào lưu. Thậm chí một số hộ dân có diện tích và số lượng nọc tiêu sống rất ít vẫn cố nuôi với số lượng hàng chục con trong chuồng.

Giá dê xuống thấp khiến người nuôi ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lao đao Giá dê xuống thấp khiến người nuôi ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lao đao

 

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2017 đến nay, giá dê quá thấp, khiến người nuôi dê ở Bù Đốp lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Bán cũng không xong mà để lại cũng không ổn.

Hộ gia đình ông Nguyễn Chí Tiến, thôn 10, xã Thiện Hưng, đã hơn 10 năm nuôi dê nhưng chưa năm nào ông thấy ảm đạm như năm nay. Với nguồn thức ăn dồi dào sẵn có từ 6.000 nọc tiêu trồng bằng trụ cây sống nên những năm trước đàn dê nhà ông luôn duy trì từ 40 đến 50 con. Thế nhưng với giá xuống thấp, ông chỉ dám giữ lại khoảng 20 con với hy vọng một này nào đó giá dê sẽ tăng trở lại.

“Hiện nay dê đực có giá 70.000 đồng/kg, dê cái tơ có giá 40.000 đồng/kg, những con trong giai đoạn thai sản thì bán không ai mua, người nuôi dê gặp rất nhiều khó khăn. So với năm trước thì nguồn thu từ dê chỉ còn bằng 1/3 nên đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình” - ông Tiến buồn bã cho biết.

Còn gia đình ông Lê Hoàng Thành, ở thôn 10, xã Thiện Hưng, cũng đang rầu rĩ vì 2 tháng nay chưa bán được con dê nào, mặc dù gia đình đang rất cần tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ gặp khó trước mắt mà thời gian tới ông Thành có thể gặp khó khăn hơn nhiều, do bước vào mùa nắng nguồn thức ăn cho dê khan hiếm, trong khi đàn dê của ông hiện có 50 con. Ông Thành chia sẻ: “Năm nay thịt dê xuống giá trầm trọng, khâu tiêu thụ cũng rất khó khăn, thương lái thu mua giá thấp, gia đình tôi và cả xóm này kêu bán mà không thấy người nào mua”.

Ông Phạm Đình Thoại - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Hưng cho biết, giá dê xuống thấp trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tình hình chăn nuôi của bà con trong xã. Không riêng gì con dê, các loại cây nông sản khác cũng đang xuống giá. Hội Nông dân xã đã vận động người dân không tăng đàn, chỉ giữ đàn để chờ lên giá. Dù con dê không phải là vật nuôi chủ lực của địa phương nhưng với giá cả như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bù Đốp, hiện nay đàn dê trong toàn huyện có 43.618 con, tăng 20% so với năm năm 2016. Trong thời gian qua, số lượng dê tăng mạnh khiến thị trường bão hòa. Hiện nay, không chỉ ở huyện Bù Đốp mà rất nhiều hộ dân trồng tiêu kết hợp nuôi dê nhằm tận dụng phụ phẩm từ trụ tiêu sống tại các huyện Lộc Ninh, Hớn Quản và thị xã Bình Long,… cũng đang lo lắng vì không có đầu ra.

Hệ lụy của việc tăng đàn dê không tương xứng với nguồn thức ăn tự chủ của gia đình khiến nhiều hộ chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn. Bình Phước sắp bước vào mùa khô, các hộ chăn nuôi đang “đua” nhau bán bớt nhằm đảm bảo đủ thức ăn cho dê, dẫn đến số lượng cung vượt cầu. Chính vì vậy đã tạo cơ hội cho thương lái lợi dụng tình hình để ép giá, khiến cho người nuôi dê đang khó khăn càng khó khăn hơn.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.