Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Người Trưởng bản năng nổ

PV - 10:10, 02/10/2018

Gần 40 năm trước, cậu bé Trần Văn Hồ (dân tộc Mông) theo cha mẹ từ mảnh đất Trà Lĩnh (Cao Bằng) về Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) dựng xây cuộc sống mới. Lớn lên trên mảnh đất còn nhiều gian khó, cậu bé Hồ luôn mong muốn sau này lớn lên sẽ góp công sức nhỏ bé của mình để làm thay đổi nhận thức của đồng bào Mông ở Lân Quan. Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực khi cậu bé Hồ ngày nào đã trở thành một Trưởng bản quyết đoán và nhiệt huyết với mọi công việc của bản, của xã.

Trò chuyện cùng chúng tôi, Trưởng bản 51 tuổi Trần Văn Hồ cởi mở chia sẻ: Trước khi trở thành trưởng bản tôi đã có hơn 20 năm làm Công an viên và Phó Trưởng bản. 100% hộ dân ở Lân Quan đều là người dân tộc Mông (107 hộ dân). Đồng bào mình tuy thật thà, chất phác nhưng còn nhẹ dạ, cả tin lắm. Nhiều người đã nghe theo kẻ xấu tham gia vào các tổ chức đạo lạ, hoạt động trái pháp luật, bỏ bê cả việc nương rẫy nên cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo thêm. Bởi thế, tôi luôn vận động bà con không theo các tổ chức bất hợp pháp…

Trưởng bản Trần Văn Hồ ( bên trái) đang trao đổi công việc với Bí thư Chi bộ bản. Trưởng bản Trần Văn Hồ ( bên trái) đang trao đổi công việc với Bí thư Chi bộ bản.

Hết lòng vì công việc chung, người Công an viên ấy đã không kể sớm, khuya luôn sát cánh bên những người con của bản, giúp những người lạc lối trở về với cuộc sống bình yên. Từ một Công an viên dày dạn kinh nghiệm, năm 2015, ông Hồ được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản. Công việc tuy có bận bịu hơn nhưng ông vẫn dành thời gian để gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con; tuyên truyền cho mọi người hiểu về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi thế, đầu năm 2015, khi bản Lân Quan được hỗ trợ làm 5km đường bê tông, bà con đã hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ đóng góp công lao động, các hộ dân còn hiến đất, tài sản trên đất để mở rộng đường giao thông. Trong đó có ông Trần Văn Tu đã hiến trên 1.000m2 đất cho địa phương làm đường.

Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong thực thi pháp luật…, ông Hồ còn luôn động viên bà con tích cực lao động, đưa các giống cây, con mới vào sản xuất. Ngoài trồng ngô, nhiều hộ còn chủ động khai phá ruộng cấy lúa nên cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên khá giả.

Không chỉ động viên bà con hăng say lao động, sản xuất, bản thân ông Hồ cũng phấn đấu phát triển kinh tế gia đình. Năm nào gia đình ông cũng thu hơn 3 tấn ngô hạt, chăn nuôi 6-7 con trâu, bò… , kinh tế của gia đình ông vào diện khá của bản. Vợ chồng ông Hồ lại luôn tạo điều kiện cho các con được đi học, có nghề nghiệp ổn định. Nhiều năm liên tục gia đình ông Hồ luôn đạt gia đình văn hóa tiêu biểu của xóm, xã. Ông Trần Văn Hồ đã được Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Cuối năm 2017, ông Hồ là một trong 9 người DTTS của tỉnh Thái Nguyên vinh dự được biểu dương tại “Lễ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc” năm 2017 tại Hà Nội.

HỒNG VÂN - TÙNG LÂM

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.