Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Người Việt đầu tiên trở thành Hiệu trưởng tại Nhật Bản

P. Ngọc (T/h) - 11:50, 09/09/2021

Đó là Nguyễn Duy Anh, quê ở Đông Anh, Hà Nội. Sau gần 16 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản, Nguyễn Duy Anh đã trở thành Hiệu trưởng một trường Nhật ngữ - Học viện Nhật ngữ GAG.

Anh Nguyễn Duy Anh - Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG tại Fukuoka, Nhật Bản.
Anh Nguyễn Duy Anh - Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG tại Fukuoka, Nhật Bản.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại Đông Anh, Hà Nội, sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Duy Anh đã sang Nhật du học. Tại Nhật Bản, Nguyễn Duy Anh đã theo học ở 3 trường trong 7 năm: Học viện Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (Tỉnh Fukuoka), Học viện EHLE (thành phố Osaka) và Đại học công lập tỉnh Hyogo (thành phố Kobe, tỉnh Hyogo).

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học công lập, với tấm bằng cử nhân Kinh tế quốc tế loại giỏi và chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1, cùng với trái tim và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Duy Anh đã chủ động tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và không ngừng nỗ lực nâng cấp và sáng tạo trong quá trình công tác tại Nhật Bản.

Đầu tiên, anh Nguyễn Duy Anh đảm nhận cương vị quản lý và phiên dịch cho du học sinh tại Trường Nhật ngữ Osaka Minami (Osaka). Sau khi tích lũy được kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục tại trường Nhật ngữ Osaka Minami, Nguyễn Duy Anh đã thực hiện một quyết định vô cùng táo bạo mà bản thân đã tâm huyết bấy lâu, là xây dựng một cơ sở đào tạo giáo dục chuẩn Nhật, thân thiện với các du học sinh quốc tế và đặc biệt là các du học sinh Việt Nam.

Và rất nhanh chóng, Nguyễn Duy Anh đã chuẩn bị đề án thành lập. Tháng 4/2015, Học viện Nhật ngữ GAG (Fukuoka) chính thức đi vào hoạt động và đào tạo thế hệ học sinh đầu tiên. Nguyễn Duy Anh giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Học viện.

Học viện Nhật ngữ GAG luôn được Cục quản lý Xuất nhập cảnh Fukuoka đánh giá cao trong các kì xét hồ sơ và sự sâu sát trong quản lý học sinh. Tỉ lệ đỗ tư cách lưu trú của Học viện tiếng Nhật GAG luôn chiếm tỉ lệ cao so với các trường tại Nhật Bản. Hiện, Học viện Nhật ngữ GAG có lượng du học sinh Việt Nam chiếm tỉ lệ từ 50 - 60%. Ngoài ra, Học viện còn có các du học sinh đến từ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nepal, Srilanka, Mông Cổ, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Nga, Mỹ… để tạo ra một môi trường quốc tế đa văn hóa và ngôn ngữ.

Với sự đóng góp và nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ, từ tháng 5/2021, Nguyễn Duy Anh đã chính thức đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG. Là người Việt đầu tiên trở thành Hiệu trường của một cơ sở giáo dục tại Xứ sở hoa anh đào.

Được biết, Nguyễn Duy Anh cũng là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Giáo dục tiếng Nhật dành cho các quốc gia không sử dụng chữ Hán (JLAN); là người đi đầu trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Ghi nhận những đóng góp đó, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka cũng đã trao tặng 2 Bằng khen cho Hiệu trưởng Nguyễn Duy Anh cùng tập thể thầy và trò Học viện Nhật ngữ GAG. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.