Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ và cách phòng tránh

T.Hợp - 10:37, 14/05/2021

Về cấu tạo, răng sữa của trẻ có men răng và ngà răng mỏng, yếu hơn răng của người lớn rất nhiều. Vì vậy rất dễ bị vi khuẩn tấn công hình thành lỗ sâu răng.

Sâu răng ẩn chứa nhiều nguy cơ về sức khỏe toàn thân, chi phí khắc phục lại vô cùng tốn kém
Sâu răng ẩn chứa nhiều nguy cơ về sức khỏe toàn thân, chi phí khắc phục lại vô cùng tốn kém

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng. Ban đầu, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám và phủ lên răng. Khi trẻ ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, tấn công tổ chức cứng của răng làm mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng gây ra sâu răng.

Hiện nay, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em từ sớm đã là tình trạng đáng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, có đến 23% trẻ em ở Mỹ bị sâu răng sữa. Con số này ở Anh là 28% và Trung Quốc là 57%. Về cấu tạo, răng sữa của trẻ có men răng và ngà răng mỏng, yếu hơn răng của người lớn rất nhiều. Vì vậy rất dễ bị vi khuẩn tấn công hình thành lỗ sâu răng.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Khi chúng ta ăn, một số mảnh vụn thức ăn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức ăn, tạo ra axit. Axit tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Một số nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em chủ yếu bao gồm:

1. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong những thực phẩm mà trẻ ăn gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, sôcôla, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường nên chúng rất dễ bị sâu răng.

Ngoài ra, việc trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa… cũng có thể gây sâu răng.

2. Thói quen chăm sóc răng miệng

Chải răng không đúng cách, không đủ thời gian, không được bố mẹ kiểm tra lại, cũng là nguyên nhân gây sâu răng thường gặp ở trẻ. Đồng thời, trẻ không sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng,.. khiến răng không được làm sạch đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

3. Thói quen bú bình vào ban đêm

Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên do là sữa có chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

4. Thiếu fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước, có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.

5. Các vấn đề về sức khoẻ

Khi trẻ có những vấn đề về hô hấp dẫn đến khó hít thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Do nước bọt là yếu tố chính chống lại sâu răng. Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển của nước bọt giúp lấy đi các mảnh thức ăn còn sót lại và vi khuẩn nên khi trẻ phải thở bằng miệng sẽ dẫn đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.

Phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị sâu răng phù hợp:

1. Điều trị bằng fluoride

Phương pháp này giúp phục hồi các tổn thương của men răng, giai đoạn đầu của sâu răng. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy các đốm xuất hiện trên răng của con trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể tiến hành bôi fluoride dưới dạng gel, bọt… lên răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có chứa fluor để sửa chữa các tổn thương trên bề mặt răng và khôi phục bề mặt răng.

2. Trám răng

Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.

3. Gắn mão răng

Để cứu những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng không thể trám được, các nha sĩ thường chỉ định gắn mão răng. Mão là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Trong phương pháp điều trị này, nha sĩ sẽ mài để loại bỏ phần răng bị hư, trám lại và mài mặt nhai cùng mặt bên để lấy chỗ gắn mão. Sau đó sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để phục hình mão. Sau đó, mão sẽ được chụp lên răng để bảo vệ khỏi bị hư hại thêm nữa.

4. Lấy tủy và trám răng

Tình trạng sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây hư hại tủy răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.

5. Nhổ răng

Nếu răng bị hư hại nhiều và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì phải được nhổ để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. Nếu việc mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây khó khăn cho bé trong chuyện ăn uống, bác sĩ có thể xem xét đến việc cấy ghép hoặc làm cầu răng.

Mẹo giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ

Để có hàm răng khỏe, bạn nên tập cho con có thói quen thực hiện những mẹo dưới đây:

Chọn bàn chải thích hợp

Đánh răng ngày 2 lần (sáng và tối)

Sau khi đánh răng, cần vệ sinh bàn chải đúng cách

Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để giữ cho lưỡi của bạn sạch sẽ

Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng

Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối để súc miệng thường xuyên

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, tăm có thể làm tổn thương men răng

Dạy trẻ không ăn chung đồ ăn, dùng chung bát đĩa với bất kỳ ai khác

Hạn chế đến mức tối đa việc ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường

Hạn chế ăn vặt và súc miệng sau khi ăn, đồng thời cần tránh ăn vặt đêm muộn sau khi đã đánh răng

Đưa trẻ đi khám răng mỗi 3 tháng 1 lần./.

Tin cùng chuyên mục
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.