Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nhiều điểm mới trong quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Hoàng Minh - 22:19, 11/06/2024

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Thông tư đã đưa ra nhiều điểm mới và thay đổi lớn trong cách xác định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong cách đánh giá, xếp loại nhà giáo GDNN so với quy định trước đây.

Các quy định mới này sẽ tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề
Các quy định mới này sẽ tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề

Quy định chứng chỉ kỹ năng nghề theo hướng mở, linh hoạt nhưng không hạ thấp chuẩn của nhà giáo GDNN

Điểm nổi bật trong Thông tư này là việc làm rõ quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành theo hướng cụ thể hơn phạm vi công nhận văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đạt chuẩn kỹ năng nghề để dạy thực hành. Theo đó, nhà giáo đạt chuẩn kỹ năng nghề để dạy thực hành khi có các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:

Văn bằng của một số ngành đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc có chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, định hướng nghề như: Bằng Kỹ sư ; Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; Bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên đối với một số nhóm ngành Nghệ thuật; Thể dục, thể thao; Máy tính và công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Đào tạo giáo viên; Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài.

Chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề như: Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú trở lên; Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật; Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia; Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế; Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực GDNN.

Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận khác về trình độ kỹ năng nghề đã được bổ sung theo đề nghị của một số Bộ chuyên ngành như Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên (Công ước STCW); Bằng tốt nghiệp trung cấp đối với các ngành thuộc lĩnh vực xiếc và tạp kỹ, Giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc hạng cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2 đối với giáo viên dạy thực hành lái xe.

Văn bằng, chứng chỉ GDNN do cơ sở GDNN nước ngoài cấp như Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia.

Các quy định mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được phần lớn “nút thắt” liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo GDNN.

Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100
Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100

Giảm bớt số lượng các quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mang tính định tính gây khó khăn cho nhà giáo và các cơ sở GDNN

Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH đã đưa ra 36 chỉ số đánh giá đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, 42 chỉ số đối với nhà giáo dạy lý thuyết và thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng, 44 chỉ số đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng. Đến Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH, chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN đã được nhóm thành 05 tiêu chí đối với nhà giáo dạy ở cả 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp: (1) Tiêu chí về trình độ đào tạo; (2) Tiêu chí về trình độ nghiệp vụ sư phạm; (3) Tiêu chí về năng lực sử dụng ngoại ngữ; (4) Tiêu chí về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; (5) Tiêu chí về học tập, bồi dưỡng nâng cao.

Việc giảm các quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ mang tính định tính tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo, các cơ sở GDNN khi thực hiện nhiệm vụ, tập trung nhiều thời gian cho việc chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Xác định đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và đánh giá xếp loại nhà giáo GDNN theo hướng đơn giản hóa và tránh chồng chéo

Trong Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100 và các nhà giáo đạt chuẩn từ 50 điểm trở lên (trong đó các chỉ số liên quan đến trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm phải đạt điểm đánh giá tối đa 2/2 điểm) được đánh giá xếp loại thành 03 loại A, B, C. Còn theo quy định mới tại Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH, nhà giáo GDNN chỉ cần được đánh giá là đạt hoặc không đạt theo 05 tiêu chí (không còn đánh giá cho điểm đạt chuẩn). Đồng thời, cũng không còn quy định phải đánh giá xếp loại nhà giáo theo các loại A, B, C vào cuối mỗi năm học. Nhà giáo GDNN là viên chức trong các cơ sở công lập chỉ cần được đánh giá xếp loại theo quy định của Luật Viên chức.

Tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN, trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên trong việc quản lý về chuyên môn

Theo quy định mới, các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN, trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên có trách nhiệm: “Xác định sự phù hợp về trình độ chuyên môn được đào tạo và trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo với ngành, nghề được phân công giảng dạy. Bố trí giảng dạy cho nhà giáo đạt chuẩn theo yêu cầu vị trí việc làm, có văn bằng về trình độ chuyên môn và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy”. Điều này không chỉ làm tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo mà còn giúp tháo gỡ vướng mắc cho các cơ sở trong việc đăng ký hoạt động GDNN và phân công giảng dạy (lý thuyết/thực hành/tích hợp) cho phù hợp, đặc biệt đối với một số ngành nghề mới chưa có hoặc có rất ít cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.