Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc 2022”

Cát Tường (t/h) - 11:56, 24/01/2022

Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” cùng nhiều hoạt động văn hóa – du lịch đặc sắc sẽ được tổ chức từ ngày 12/2/2022 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô (ảnh minh họa)
Tái hiện lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô (ảnh minh họa)

Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022 sẽ được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Một số hoạt động chính trong dịp này gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, nói chuyện và chúc Tết đồng bào các dân tộc; phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Nhâm Dần năm 2022; khánh thành nhà truyền thống Nghệ An và nhà Rường truyền thống Quảng Nam; tái hiện một số lễ hội truyền thống của các dân tộc dịp đầu năm…

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang sẽ được tái hiện sáng ngày 12/2 tại Khu các làng dân tộc I. Trong đời sống, tín ngưỡng, mỗi gia đình Lô Lô đều có ban thờ tổ tiên riêng, nhưng lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô thường được tổ chức tại nhà trưởng họ (thầu chư) và được dòng họ chuẩn bị trước cả năm, một hoạt động có sự hưởng ứng, tham dự của cộng đồng, làng bản.

Lễ cưới của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai sẽ được tái hiện chiều ngày 12/2 tại Khu các làng dân tộc II. Lễ cưới, tiếng Ba Na gọi là “pơ koong”, thường được tiến hành vào cuối năm, nghĩa là sau mùa thu hoạch, trong tháng “khay ning nong”, tương đương với tháng 12 và tháng 1 dương lịch. Đó là lúc nông nhàn, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân.

Du khách có thể tìm hiểu Lễ mừng lúa mới (nhô lir bong) của dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng, sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/2 tại Khu các làng dân tộc II. Người K'ho quan niệm, lễ mừng lúa mới là dịp để bà con buôn làng được cầu khấn thần lúa phù hộ cho cuộc sống gia đình ngày càng được no ấm và bình yên. Do đó, sau khi lúa đã về kho, bà con thường tổ chức lễ cúng tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Ngoài tái hiện các lễ hội, du khách có cơ hội tham gia "Hội Xuân" với nhiều hoạt động thú vị, gắn với cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân như hoa cải, hoa đào, hoa mận... và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.